Nơi chúng mình trao nhau những kỷ niệm dấu yêu tưởng chừng như đã mất...
Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014
Ai Nắm Chủ Quyền Hoàng Sa và Trường Sa?
Nhiều tư liệu lịch sử chứng minh người Việt đã xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa muộn nhất là từ thế kỷ XVII. Chúng ta tin tưởng chủ quyền này thực sự của ta và rồi nhận ra Trung Quốc cũng tin tưởng không kém. Vậy ai đúng? Đương nhiên, ta cho là ta đúng nhưng có ai trên thế giới ủng hộ ta không?
Thực ra, những tư liệu lịch sử này chỉ củng cố niềm tin vào chủ quyền của mình mà sẽ không giúp nhiều trên chính trường quốc tế. Sẽ chẳng có ai ủng hộ ta vô vị lợi và lý lẽ luôn thuộc vào tay kẻ mạnh! Ngày nào còn là nhược tiểu ngày ấy chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này còn bị các nước lớn đem ra mặc cả và mua bán vì lợi ích của họ. Những chứng cứ dưới đây sẽ là bài học lịch sử cho những ai cứ tin vào chân lý và trông chờ thế giới chung tay bảo vệ chủ quyền cho ta!
VTH
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014
Biển Đông Dậy Sóng
Dẵm lên đất cất cao lời kiêu hãnh
Với đụng trời buông giọng hát Việt Nam
Tay trong tay dựng tình nghĩa da vàng
Tim ngừng đập nghe biển Đông dậy sóng!
Lúc quốc biến xóa đau thương, hành động...
Gác thù riêng, ta cùng giữ non sông
Vùng đất thiêng sôi sục máu Lạc Hồng
Ơi! Con dân Việt ngàn phương chung hướng
Gởi quyết tâm đến người đầu ngọn sóng
Rằng hậu phương tất cả vẫn chung lòng
Không bỏ biển dẫu chỉ là một tấc!
VTH
Ơi! Con dân Việt ngàn phương chung hướng
Gởi quyết tâm đến người đầu ngọn sóng
Rằng hậu phương tất cả vẫn chung lòng
Không bỏ biển dẫu chỉ là một tấc!
VTH
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014
Ước Mơ và Hiện Thực
Ai chẳng có ước mơ? Ước mơ bao giờ cũng đẹp. Nó có thể nuôi sống và vực dậy ta trong những lúc quẫn bách, khốn cùng. Ước mơ có thể cho ta sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn để từ đó vươn lên. Nhờ nó mà con người tồn tại. Nhờ nó mà nhiều người làm nên những điều kỳ vĩ ngay chính họ không ngờ!
Ngược lại, cũng chính ước mơ đã giết chết bao người. Ước mơ không tưởng đã làm nhiều người ngã gục và thiêu sống những gì họ đang có trong tay. Nó cướp đi tiền của, gia đình và ngay cả bản thân mình. Không ít người đã hy sinh cả cuộc đời hay tuổi trẻ cho một ước mơ không bao giờ đến!
Sống mà không có ước mơ là sống như đã chết nhưng ôm một ước mơ không bao giờ đến là ôm lấy thương đau, tự hại đời mình và đôi khi cả những người thân. Cho đến khi ước mơ biến thành hiện thực, ước mơ vẫn là ước mơ và đó có thể là một ước mơ không tưởng. Ước mơ càng lớn thì cái giá phải trả càng cao, có khi cao hơn cả những gì ta nghĩ...
Ôm ước mơ giành lại giang san, phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đã chạy sang nhà Thanh cầu viện. Ước mơ không bao giờ đến nhưng toàn gia đình ông bị Pháp giết. Ông mất dần thuộc hạ, tái giá với một phụ nữ Hoa và cuối cùng chết trong cay đắng trên đất người. Ông đã mất tất cả. Hậu duệ của ông cũng không còn là người Việt. Họ đã là người Hoa. (*)
VTH
* Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng Kim
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
Chính Trị... Mi Là Ai?
Trong những ngày gần đây, vài anh em khuyên tôi đừng nói chuyện chính trị. Tôi đã hỏi lại chính trị ở chỗ nào, anh em chỉ ra ở những chuyện đang gây tranh cãi. Quả thật, ở đâu có mâu thuẫn, có tranh giành, ở đó có chính trị. Chúng ta hiểu mang máng là như thế nhưng chính trị là gì thì ít ai nói rõ được.
Tìm trên google, ta thấy nhiều định nghĩa lắm. Theo wikipedia, chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Cũng trên google có một định nghĩa khác. Chính trị là an bang tế thế bằng danh chánh ngôn thuận, bằng con đường chính nghĩa, lấy “đạo người” làm gốc.
Cả hai định nghĩa trên mang màu sắc chính trị bởi nó được viết ra cho một mục đích chính trị. Người diễn giải dùng định nghiã của mình để đưa người đọc vào hàng ngũ của họ. Cái đó không lạ nhưng nó lạ là khi tôi cảnh giác anh em, tôi bị cho là nói chính trị, thậm chí hoạt động chính trị vì ở mức độ nào đó, tôi đang lôi kéo anh em không theo những định nghĩa trên!
Mặc họ! Tôi đang tìm một định nghĩa và cái tôi tương đối tâm đắc là của Vũ Tài Lục (*). Ông cho rằng chính trị là hết thảy những hành động nhằm duy trì, mở rộng và tranh đoạt quyền lực. Nó không phải là đạo đức hay lý tưởng mà là sự đấu tranh giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị, giữa kẻ có địa vị và kẻ mất quyền lợi. Hết thảy danh nghĩa tốt đẹp chỉ là sự cần thiết từng giai đoạn hoặc là những hình thức ngụy trang.
Tôi tâm đắc với định nghĩa này của Vũ Tài Lục vì chính tôi đã bị lừa qua những danh nghĩa tốt đẹp ấy. Cuộc đời lúc nào cũng đầy rẫy mâu thuẫn đòi hỏi đấu tranh. Chúng ta nếu không cẩn trọng, ôm trong mình một bầu nhiệt huyết thiếu suy nghĩ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc tranh giành ngu xuẩn. Tôi cho rằng chúng ta có thể không hoạt động chính trị nhưng phải biết chính trị là gì để không sập bẫy.
VTH
* Thủ Đoạn Chính Trị, Vũ Tài Lục
Tìm trên google, ta thấy nhiều định nghĩa lắm. Theo wikipedia, chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Cũng trên google có một định nghĩa khác. Chính trị là an bang tế thế bằng danh chánh ngôn thuận, bằng con đường chính nghĩa, lấy “đạo người” làm gốc.
Cả hai định nghĩa trên mang màu sắc chính trị bởi nó được viết ra cho một mục đích chính trị. Người diễn giải dùng định nghiã của mình để đưa người đọc vào hàng ngũ của họ. Cái đó không lạ nhưng nó lạ là khi tôi cảnh giác anh em, tôi bị cho là nói chính trị, thậm chí hoạt động chính trị vì ở mức độ nào đó, tôi đang lôi kéo anh em không theo những định nghĩa trên!
Mặc họ! Tôi đang tìm một định nghĩa và cái tôi tương đối tâm đắc là của Vũ Tài Lục (*). Ông cho rằng chính trị là hết thảy những hành động nhằm duy trì, mở rộng và tranh đoạt quyền lực. Nó không phải là đạo đức hay lý tưởng mà là sự đấu tranh giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị, giữa kẻ có địa vị và kẻ mất quyền lợi. Hết thảy danh nghĩa tốt đẹp chỉ là sự cần thiết từng giai đoạn hoặc là những hình thức ngụy trang.
Tôi tâm đắc với định nghĩa này của Vũ Tài Lục vì chính tôi đã bị lừa qua những danh nghĩa tốt đẹp ấy. Cuộc đời lúc nào cũng đầy rẫy mâu thuẫn đòi hỏi đấu tranh. Chúng ta nếu không cẩn trọng, ôm trong mình một bầu nhiệt huyết thiếu suy nghĩ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc tranh giành ngu xuẩn. Tôi cho rằng chúng ta có thể không hoạt động chính trị nhưng phải biết chính trị là gì để không sập bẫy.
VTH
* Thủ Đoạn Chính Trị, Vũ Tài Lục
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014
Niềm Tin Tuổi Trẻ
Ba mươi năm dặm chân đất khách
Tủi hình hài, đau quắt tim gan
Nhớ xưa cất bước ngang tàng
Cụng ly thề hứa mươi năm sẽ về!
Nuôi chí lớn, tình quê ray rứt
Chê công danh: mộng ước tầm thường
Hướng về giải đất quê hương
Niềm tin dựng nước, con đường tự do
Đường tự do quanh co lắm lối
Trường đào tạo gian dối, lưu manh
Học ra rõ mặt cha anh
Bao nhiêu khát vọng trở thành khói mây...
Tuổi trẻ ấy hôm nay đã mất!
Đàn trẻ sau ai dắt, ai đưa?
Trao nhau ánh mắt hững hờ
Anh, tôi một lứa vong nô, lạc giòng!
VTH
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
Nhắn Bạn
Băm chín năm rồi lệ vẫn rơi
Người đi kẻ ở mấy ai cười
Sơn hà hai mảnh giờ chung mối
Sơn hà hai mảnh giờ chung mối
Lòng người trăm hướng mãi phân đôi
Bỏ nước xa quê quên nguồn cội
Tan đàn xẻ nghé bám chân người
Tan đàn xẻ nghé bám chân người
Ai đi nhắn bạn bè tôi với
Quê hương chỉ một, một mà thôi!
VTH
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây - Phần 3
Đạo Khổng Mạnh đã mất rồi, nay ta muốn nước ta có một nền đạo đức luân lý vững vàng, thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu châu về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần diệu để chữa bệnh chuyên chế của nước ta vậy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)