Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Đi Đi, Đừng Về!

Gần đây có nhiều tâm sự trải lòng xem ra rất vô tư, chân thật để rồi ngẫm lại đắng lòng. 'Nỗi Đau Bất Hạnh' như đã viết ngày 26 tháng 7 là một trong những số đó. Ở đây người phụ nữ Việt Kiều (xin giấu mặt) tại Mỹ thông cảm cho chồng về thăm quê hương nhưng anh chồng hơn 60 tuổi vẫn còn ngây thơ dại dột. Anh dính 'Nhóm Câu Sài Gòn' và rồi HIV lan sang cả vợ mình. Một gia đình tan nát vì đã về thăm Việt Nam!

Cách đây một tháng lại có tâm sự trải lòng của một du học sinh Việt Nam (cũng xin giấu tên) về chuyện nên ở lại Mỹ hay về. Đây là trăn trở khá phổ biến với người trẻ hôm nay và cũng rất đắng lòng khi ngẫm lại. Bức tâm thư khá dài, tôi xin tóm lại dưới đây. Đại để bạn trẻ nói rằng bạn muốn về Việt Nam lắm nhưng…



Mẹ bảo đi đi, đừng về vì cơ quan mẹ toàn con ông cháu cha, họ không trọng dụng nhân tài mà chỉ tuyển người thân. Môi trường làm việc ở bệnh viện mẹ (và có lẽ nhiều bệnh viện khác cũng thế) đầy những tiêu cực.

Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” 

Bạn thân (đang học công nghệ thực phẩm) bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”. Bạn khác bảo: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết tại Việt Nam, mình sẽ không làm được”. 

Một chị theo học kinh tế bảo: “Đơn giản chị không muốn!”. Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình. Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa bảo vệ thành công luận án thạc sĩ nói: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể”.

Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?” 

Bạn có thể truy nguyên gốc bài này tại Du Học - Đi Đi Đừng Về. Ở đây tôi xin trích đoạn kết của bức tâm thư mà bạn trẻ ấy viết :

Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.” 

Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước. 

Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!” 

Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?"

Dù không trả lời đi hay về người bạn trẻ đã kết ý định của mình qua câu hỏi Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về? Bạn trẻ này chẳng thấy lý do gì cả. Bạn có lý do gì cho bạn trẻ này trở về không?
VTH

32 nhận xét:

  1. Đã mấy ngày qua không thấy có nhận xét gì về đề tài trên. Tôi nghĩ các bạn không phải là không có ý kiến mà có rất nhiều nhưng ngại nói ra. Cái ngại ấy nói lên một tấm lòng, bức rức không đóng góp được cho quê hương, thẹn với người và giận cho mình. Điều đó đáng chân trọng.

    Tuy vậy, tôi cho là các bạn búc xúc quá đáng. Cái búc xúc tình cảm đó làm mờ lý trí, che khuất tầm nhìn. Nếu các bạn không nhìn thẳng vấn đề chúng ta sẽ không thấy được tầm xa, những góc cạnh đúng sai của nó và sẽ không tìm được giải pháp nào cho con em chúng ta. Theo tôi, trong một thế giới phẳng hôm nay chúng ta nên có một cái nhìn toàn cầu. Một 'công dân toàn câù' biết phải làm gì cho mình và cho xã hội hôm nay và ngày mai.

    Trả lờiXóa
  2. Anh Hiệp thân mến !
    Hôm nay mới đọc phần anh viết trên đây, mà giờ đã tối rồi phải chuẩn bị đễ mai đi cày. Hẹn sẽ gỡi ý kiến sau nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm mới gặp lại Việt Trúc trên trang Cao Thắng 76. Xin chào mừng và mong được nghe ý kiến chân thành, thẳng thắn của bạn. VTH

      Xóa
  3. Chào anh VT, rất mừng anh vào đọc và hứa có ý kiến bài viết Đi Đi, Đừng Về ! của Hiệp . Khi đọc đề tài Hiệp nêu ra để thảo luận, tôi thấy rất hay, đó là chuyện người Việt quan tâm tới đất nước ai cũng ray rức.
    Hiệp hỏi tôi sao không có ý kiến gì, tôi nói ,tôi không đủ tầm để viết, mà đúng vậy. Tôi chưa từng ra nước ngoài học tập, sinh sống và không có điều kiện cho con ra nước ngoài học tập, tôi cũng chẳng là quan chức có thể vạch ra những chính sách thu hút nhân tài. Vì vậy không thể viết khi mình không phải là người trong cuộc, nhưng sau ý kiến của anh, tôi sẽ viết chuyện Đi, Về của người Việt mình ở nước ngoài, với suy nghĩ của người dân bình thường trong nước. Thân.

    Trả lờiXóa
  4. Các bạn thân mến !
    Tôi đã hứa rằng sẽ viết ý kiến về bài " Đi đi, đừng về ! ". Tôi đã nghĩ rằng viết về đề tài này rất dễ vì đây là đề tài tôi thường quan tâm và suy nghĩ về nó...nhưng khi muốn bắt đầu thì mới thấy là không dễ chút nào cã. Vì đây là ý kiến cá nhân nên tôi sẽ không ngại rằng nó khác với suy nghĩ của mọi người nhưng đề tài này phải nói đến mối quan hệ giữa Cá Nhân - Gia Đình - Xã hội, mối quan hệ giữa Quyền Lợi và Trách Nhiệm của cá nhân và nhà nước, Nghĩa Vụ và Bổn Phận của công dân, mối quan hệ giữa Đơn Vị tuyển dụng Lao Động và Người Lao Động.
    Những tiêu chí trên có mối quan hệ chằng chịt, tác động lẫn nhau và không thễ thiếu được bất cứ cái nào khi cần phân tích rỏ vấn đề đễ đi đến kết luận.
    Có lẽ tôi sẽ chọn viết về mối quan hệ giữa Đơn Vị tuyển dụng Lao Động và Người Lao Động. Qua đó sẽ lồng vào quyền lợi, trách nhiệm bổn phận của cá nhân, gia đình và xã hội v.v....
    Tôi cũng đã từng đóng vai trò người lao động và người tuyển dụng lao động khi còn ở trong nước, tôi cũng đang sống và làm việc ở nước ngoài. Tôi cũng có thân nhân con cháu đã và đang đi du học, mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau về tài chính, hoàn cảnh xuất thân khác biệt về chính trị. Hy vọng ý kiến cá nhân tôi sẽ không đến nổi thiên kiến về một phía và hy vọng các bạn sẽ góp thêm ý kiến của mình đễ làm sáng tỏ hơn bỡi vì dù tôi cố gắng không có thiên kiến nhưng góc nhìn của tôi có thễ sẽ không thấy được toàn diện vấn đề mà mọi người quan tâm này.


    Trả lờiXóa
  5. Bạn Việt Trúc mến,
    Mình hiểu và cảm thấy bạn và mình dường như có cùng tâm sự. Mình cũng đã thấy cái khó khăn, phức tạp khi nhìn sâu vào vấn đề. Quả thật, anh em mình có cùng chung bối cảnh và hoài bão cho riêng mình, gia đình và xã hội. Hoàn cảnh mỗi người có khác nhưng ý chí, quyết tâm và tình cảm không kém gì nhau. Chính vì vậy chúng mình sẽ có những chủ quan, thiên kiến. Dù sao đi nữa, những kinh qua của anh em mình đã khá đủ để hôm nay nhìn lại biết đâu là được mất, đúng sai. Nếu có ngỡ ngàng, đó cũng là những bài học quý giá cho mình và rồi cho con em của chúng ta. Đây là ý thức trách nhiệm, dù chả biết có làm được gì, để chúng ta chia sẻ với thế hệ mai sau. Rất mong được trao đổi ý kiến với bạn. VTH

    Trả lờiXóa
  6. Mình muốn biết suy nghĩ của Hiệp, người trên 30 năm định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam sinh sống, VT người đang định cư ở Hoa Kỳ có ý kiến , rồi mình viết suy nghĩ của người sống trong nước chưa từng ra nước ngoài, về việc ra nước ngoài học tập, định cư và Kiều bào về thăm quê hương hoặc về Việt Nam làm việc, sinh sống .
    Sau khi hai bạn viết rõ hơn mình sẽ viết, mà đề tài này khó viết nhưng có nhiều cái để viết, mình ráng viết cùng các bạn vậy. Thân

    Trả lờiXóa
  7. Ý kiến Hầu hay đấy. Hầu là người trong nước, Trúc người nước ngoài, tôi 'nửa ngoài nửa trong'. Vậy là gần đủ góc cạnh rồi. Gần đủ thôi vì còn thiếu ý kiến của nữ giới. Các bà, các cô có tham gia không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  8. Ý Kiến về bài " đi đi, đừng về "


    Tuyễn dụng người du học là vấn đề được quan tâm từ lâu nay. Vấn đề này ngày càng được chú ý nhiều hơn khi nền kinh tế càng ngày càng có nhu cầu về chất lượng lao động và số lượng du học sinh ngày càng nhiều. Mọi gắn kết sẽ thành công nếu có sự thoả thuận chấp nhận lẫn nhau từ hai phía.
    Về đơn vị tuyễn dụng thì có các đơn vị nhà nước và tư nhân hoặc các đơn vị của nước ngoài đang hoạt động tại VN. Không như trước đây, hiện nay số lượng các đơn vị nhà nước so với các đơn vị khác là gần như nhau, nghĩa là 50% và 50%.
    Ở các đơn vị nhà nước thì rỏ ràng tiền lương thấp, người ta sống thường bằng các bổng lộc khác và đó cũng là nơi mà tệ nạn con ông cháu cha hoành hành từ xưa nay.

    Chuyện con ông cháu cha thì nơi nào cũng có nhưng ở VN và các nước có chế độ xã hội tương tự thì trầm trọng đến độ không giải quyết được. Đễ giải quyết vấn nạn này phải thay đổi cã cơ cấu chính trị trong nước và phải thật sự dân chủ hoá xã hội, đó không phải là đề mục chúng ta bàn hôm nay vì đề tài sẽ rất rộng không thuộc phạm vi quan tâm lần này.
    Dĩ nhiên không phải đơn vị nhà nước nào cũng vậy. Những nơi không có bổng lộc thì lương thấp lè tè, chẳng có ai muốn vào làm việc dù đó là các viện nghiên cứu, vì đó là nơi sống bằng ngân sách nhà nước. Ngay cã bên Mỹ cũng rơi vào tình trạng này chứ không riêng VN. Một luật sư bình thường nếu làm việc cho chính phủ chỉ được mức lương khoãng 40.000 USD/ năm, một tiến sĩ dạy ở college cũng khoãng đó ( lương kỹ sư tập sự ở các đơn vị kinh tế khác cũng đã đạt đến mức này hay một thợ sữa xe bình thường cũng vậy ). Ngay cã trường đại học tại Mỹ, các giáo sư tiến sĩ không chỉ sống bằng đồng lương của trường mà sống nhờ các nghiên cứu và project của họ hợp đồng với các đơn vị kinh tế khác, họ sữ dụng phòng lab và lực lượng lao động miễn phí hoặc giá thật rẽ từ các nghiên cứu sinh của nhà trường . Cần phải nói thêm là các hợp đồng này đôi khi là từ nhà trường và giao lại cho các giáo sư chủ trì, họ đứng ra tuyễn người ngay cã từ VN ( tôi có một đứa cháu đang làm việc tại Houston TX cũng là dạng này )
    Ỡ các đơn vị này thì nhàn nhã hơn, không cần phải cạnh tranh, không sợ bị thất nghiệp. Họ cũng có thể làm việc riêng của mình sau khi đã hoàn thành công việc định mức cho họ.
    Thường chỉ những người khã năng yếu hoặc muốn có cuộc sống nhẹ nhàng không tranh đua mới chấp nhận những vị trí như vậy hoặc giả có khã năng cao đũ đễ tiếp nhận những hợp đồng riêng mà không phải chịu nhiều ràng buộc về thời gian.

    Tiếc rằng ở VN các viện nghiên cứu thì thiếu phương tiện nghiên cứu khoa học và có mức lương thấp đến độ nực cười, ngay cã những người tốt nghiệp đại học trong nước cũng không muốn vào làm việc. Còn trường đại học thì mức lương khã quan hơn nhưng cũng không phải là cao, chỉ khoảng hơn 10 triệu ( tôi có đứa cháu giành được học bổng và tốt nghiệp tiến sĩ về robot tại Pháp, trỡ về dạy tại Đại học kỷ thuật Thủ Đức ). Nhưng ở đây vì là giảng viên nên chỉ có thể tiếp nhận học vị tiến sĩ hoặc thấp là thạc sĩ và quan trọng hơn là số lượng trường đại học có tầm vóc tương đối hoàn chỉnh tại VN rất ít nên nhu cầu cũng không lớn.

    Các đơn vị nhà nước bị hạn chế về mức lương cơ bản và trình tự theo thời gian nên không thể trã lương cao cho một người mới nhận việc mà không thể biết rằng họ có thể làm việc tốt hơn người khác hay không, nếu có thể thì họ chỉ nâng cao hơn bình thường một ít gọi là ưu tiên mà như vậy thì vẫn còn quá thấp đối với đa số du học sinh trỡ về làm việc. (còn tiếp )

    Trả lờiXóa
  9. Ý Kiến về bài " đi đi, đừng về " ( phần tiếp theo số 1 )

    Thế còn 50% còn lại của nền kinh tế thì sao ? Đó là các đơn vị tuyễn dụng tư nhân, các đơn vị nước ngoài tại VN và kể cả các công ty cổ phần. Những đơn vị này chắc chắn cần những người có đủ trình độ cần thiết đễ làm việc nhưng kể cã những nơi này, số lượng du học sinh được tuyễn dụng cũng không nhiều. Đơn giãn là mức lương không cao như họ muốn và chính họ cũng không đạt yêu cầu tuyễn dụng.
    Mức lương không cao thì dễ hiểu vì người ta chỉ trã lương theo mức bình quân trong xã hội và căn cứ theo lợi nhuận họ thu được khi so sánh giữa du học sinh với người được đào tạo trong nước. Nếu các du học sinh chứng tỏ mình sẽ mang lại lợi ích lớn hơn thì chắc chắn họ sẽ tuyễn dụng.
    Những đơn vị kinh tế nhỏ với doanh thu và lợi nhuận trung bình thì không thể trã nổi mức lương cao và vì với nhu cầu công việc đòi hỏi chỉ cần sinh viên bình thường là đủ đáp ứng.
    Thế còn những công ty nước ngoài và những công ty lớn, đủ khã năng đễ trã lương cao thì tại sao cũng không dễ tuyễn dụng ? Có lẽ câu trã lời duy nhất là trình độ người được tuyễn không đáp ứng được nhu cầu của họ.
    Trình độ những người có bằng cấp đại học và trên đại học không đạt yêu cầu chăng ? Tại sao không ! Đúng là có tình trạng như vậy đang diễn ra.

    Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Ta biết rằng ngoài một số rất hiếm hoi HS dành được học bổng và một số rất ít được cữ đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, phần đông HS đi du học đều là tự túc, nhất là khi phong trào cho con đi du học đang tràn lan ở các thành phố lớn của VN.
    Các HS đi du học bằng ngân sách nhà nước và HS dành được học bổng thì không phải bàn đến vì thứ nhất là họ được cữ đi thì khi về sẽ làm việc trỡ lại nơi họ đi nếu họ không chê lương thấp và đãi ngộ không tương xứng, số HS dành được học bổng thì đó là những HS rất giỏi, tìm việc làm đối với họ là không khó dù ở đơn vị nào miễn là họ đừng yêu cầu quá cao so với mức lương bình thường.
    Các du HS đi du học tự túc mới là vấn đề cần quan tâm nhất vì đây là nguồn nhân lực lớn tuy rằng trong đó sẽ lẩn lộn những người rất giỏi và những người rất kém vì chỉ đi học theo trào lưu thời thượng mà trình độ của họ còn không lọt nổi vào các trường ĐH bình thường ở VN.

    Phần lớn các du HS VN đến Mỹ sẽ vào các trường college vì chi phí rẽ. Đây là lựa chọn đúng đắn vì nơi này có chi phí học rẻ, chỉ vào khoảng 14.000 USD/ năm. Nơi đây họ sẽ mất 2 năm vừa đễ làm quen với môi trường mới vừa phải học cật lực đễ đạt được trình độ Anh ngữ nhất định trước khi học những lớp chuyên môn, sau đó thường thì họ sẽ ghi danh vào các trường ĐH địa phương đễ tiếp tục chương trình đại học.
    Các trường ĐH này có chi phí tương đối rẻ khoảng 20.000 - 25.000 USD/ năm, nếu là các trường danh tiếng thì chi phí lên đến 50.000 USD/ năm hoặc cao hơn nữa . Đó là chi phí học dành cho công dân Mỹ, nếu HS nước ngoài còn cao hơn nữa .

    Người ta không chỉ học các trường nổi tiếng vì cái danh mà là vì họ có hy vọng được tuyễn dụng với mức lương cao khi ra trường với bằng cấp của các trường này. Nếu bằng cấp là của các trường ĐH địa phương thì sẽ khó xin việc hơn và mức lương đương nhiên là sẽ thấp.

    Tuy nhiên phần đông các HS Mỹ chấp nhận các trường ĐH bình thường vì lẽ họ tự biết sức học của mình không đủ để theo đuổi đến cuối cùng nếu học ở các trường ĐH danh tiếng vì nếu đến nữa đường mà bị đá ra khỏi trường thì mất toi số tiền học phí và thời gian học tập. Chỉ con nhà giàu hoặc học thật giỏi thì họ mới đủ tự tin đễ vay mượn nợ đi học mà vào các trường này.

    Trả lờiXóa
  10. Tuyệt vời! Mình phải đọc đi, đọc lại để thấm với cái nhìn của Việt Trúc. Bạn mổ sẻ vấn đề thật sâu sắc và bao rộng cả trong lẫn ngoài nước. Đó là cái nhìn bao quát, vĩ mô, từ trên xuống dưới. Mình xin được nhìn với cái nhìn nhỏ bé, vi mô từ dưới lên trên của một du học sinh Việt Nam với những khiếm khuyết trong nhận thức đã và đang hạn chế tầm nhìn trong quyết định đi hay về của bạn trẻ thế nào.

    Tuy là cái nhìn nhỏ bé, nó liên hệ đến văn hóa dân tộc, lịch sử và trào lưu xã hội nên cũng khá phức tạp. Mình sẽ mạo muội đơn giản nó thành ba phần: hiện thực hóa tài năng, nuôi dưỡng tâm hồn và gầy dựng sự nghiệp nơi đâu.

    1. Hiện Thực Hóa Tài Năng
    Như ai đó đã nói không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp, tôi cho rằng không có ai bất tài, chỉ có cái người đó không cố gắng. Vậy thì tại sao rất nhiều người cố gắng vẫn không thành tài? Câu trả lời nằm ở chỗ thế nào là thành tài. Một du học sinh lấy được cái bằng mình mong muốn đã là thành tài chưa? Nếu chưa thì phải định nghĩa lại chữ 'thành taì'. Phải là giám đốc, trưởng phòng ư? Cái này cần phải coi lại bởi cái bằng không nói lên tài lãnh đạo, khả năng làm việc của mình.

    Ai cũng biết dân ta nổi tiếng hiếu học nhưng lối học của ta là học từ chương, học để làm quan. Cha mẹ khuyến khích, hy sinh tất cả cho mộng ước thấy con mình đỗ đạt, nên ông này bà kia. Không lạ gì khi cha mẹ chọn môn, chọn chỗ cho con. Một khảo sát gần đây cho thấy 80 phần trăm học sinh theo học môn cha mẹ chọn, 10 phần trăm theo bạn bè, chỉ có 10 phần trăm tự học sinh chọn. Việc học sinh học cho cha mẹ vui lòng vô tình đã hại chính mình. Các em cắm đầu học, học không đam mê, học không ngơi nghỉ... nên bằng cấp hôm nay thì đầy rẫy nhưng tài năng vẫn hiếm hoi.

    Tại sao hiếm hoi? Kẻ 'thành taì' thì 'nhất thân, nhì thế' hoặc 'nhất thân thế, nhì tiền tệ'. Tôi đóng ngoặc chữ thành tài là vì gia đình, xã hội định nghĩa như thế. Tôi không cho là như vậy nhưng tôi không thể thay đổi được định nghĩa đó. Điều tệ hại là cần danh (bằng cấp) để có chức và sau đó lấy chức kiếm tiền. Có lẽ vì thế tiền tài đi với nhau. Có tài thì phải ra tiền và có tiền thì phải ra tài. Bạn nghĩ thế nào?

    Ngược lại, trong thế giới thị trường cạnh tranh khốc liệt hôm nay, không có đam mê thì khó mà vượt trổi. Nếu bạn trẻ không tự chọn môn học thì làm sao có đam mê, không có ngơi nghỉ làm sao có sáng tạo? Đó là chưa nói đến kỹ năng sống, quan hệ xã hội, xây dựng mạng lưới kinh doanh, nghệ thuật chỉ huy, lãnh đạo...

    Tài năng không tự nhiên mà có. Nó cần được trui luyện, thử thách. Với ý niệm Nho giáo nơi mà 'nhất tự vi sư, bán tự vi sư', xưng con với thày cô thì học sinh nào dám thách đố kiến thức của thày cô. Học sinh chỉ biết vâng lời làm sao có tư duy độc lập? Chưa nói đến khả năng giới hạn của thày cô, càng học càng ngu thì lấy gì ra tài năng?

    Từ những suy nghĩ, hành động thiếu độc lập nhiều bạn trẻ đã đánh mất chính mình, không biết mình có tài năng gì, học tập ra sao và phấn đấu thế nào để thành công và cống hiến xã hội. Như đã từng viết, bạn phải biết mình là ai, có ước mơ gì, thực tế ra sao để vạch một lối đi đúng đắn. Trên đoạn đường đó, bạn trẻ phải biết trào lưu xã hội để chuẩn bị cho mình, chụp lấy thời cơ mà ứng dụng vốn liếng mình đã đầu tư. Bạn trẻ phải tự vẽ con đường và chọn thời điểm tốt nhất cho mình. Đi hay về chính là lúc đó.

    Trả lờiXóa
  11. 2. Nuôi Dưỡng Tâm Hồn
    Nguyễn Du đã viết cái tâm kia mới bằng ba cái tài. Quả thật, viết về cái tâm khó gấp mấy lần viết về cái tài bởi cái tâm khó định hình hơn. Tâm đây ngoài tâm tư, ước mơ cao thượng cống hiến cho xã hội còn là tâm hồn Việt đóng góp cho quê hương. Có người cho rằng đất lành chim đậu, tại sao phải về? Kẻ khác nói rằng càng khó, càng khổ đất nước mới cần người có tâm, có tài... tại sao không về? Cái nào cũng có cái lý của nó.

    Vấn đề này theo tôi đã được suy tính kỹ càng trước khi nhà nước mở cửa. Mở hay là chết! Nhà nước đã mở cửa mà người dân vẫn chưa chuẩn bị cho mình. Từ tư tưởng, chúng ta nên dỡ bỏ cái ranh giới quốc gia trong trào lưu toàn cầu hóa hôm nay. Đừng lý tưởng hóa cuộc sống như bao thế hệ trước. Hãy nhìn vấn đề một cách thực tiễn. Khi mở cửa là chấp nhận cạnh tranh với mọi luồng sóng từ kinh tế đến khoa học, chính trị văn hóa ngoại lai. Kẻ nào mạnh sẽ thắng. Việt Nam sẽ không mất vì nghèo đói nhưng có thể mất vì tinh thần yếu kém, văn hoá bệ rạc. Đó là cái giá của cuộc chơi hôm nay mà du học sinh phải nhìn thấy.

    Chính vì vậy, việc du học đã trở nên rất dễ dàng nhưng học và rồi làm được gì mới là quan trọng. Thế giới sẽ 'giúp' chúng ta học hỏi để hòa hợp và rồi hòa tan với họ. Nhà nước có một định hướng nào đó nhưng nhận thức của người dân, tiếc nhất là các du học sinh, vẫn còn thấp kém, trì trệ. Nếu nhận thức của những thành phần ưu tú nhất của đất nước như vậy thì chuyện hòa tan vào thế giới ngày mai sẽ là không tránh khỏi.

    Theo tôi, đi hay về không quan trọng. Cái quan trọng là cái tâm trong đó có chí hướng mà bạn trẻ đã chọn! Ở đâu cũng vậy thôi nhưng trước hết bạn phải có tài, một cái tài thực sự chứ không chỉ ở bằng cấp. Để có tài năng và được trọng dụng ở xứ người không phải là dễ và nếu đã có điều kiện đó, bạn trẻ cứ tiếp tục công việc ở nước ngoài để thực hiện hoài bão cũng như những đam mê của mình. Bạn phát triển năng lực của mình, xây dựng mạng lưới công nghệ cùng thân hữu trong và ngoài nước chờ đợi một ngày Việt Nam phát triển sẽ cần đến khoa học kỹ thuật mà bạn có trong tay. Nếu đất nước này không chịu phát triển, nó sẽ chết và bạn trẻ biết mình sẽ làm gì!

    Dù sao đi nữa, tôi vẫn tin vào vận mệnh dân tộc. Dân ta vốn xuề xòa, nhẫn nhục, hiền hòa và chính vì vậy, tôi yêu dân tôi. Tôi nghĩ rằng các bạn trẻ cũng vậy. Các bạn phải tin vào chính mình, vào dân tộc mình. Để có niềm tin, bạn phải nhìn vào chỗ sáng của cuộc đời và nếu bạn tin vào tài năng của mình bạn sẽ tìm và thấy lối thoát cho dân tộc. Đó mới là tài năng của một cái tâm thực hiếm!

    Nhìn chung, mỗi người có một lựa chọn của riêng mình, không có cái nào hoàn toàn đúng và cũng không có cái nào hoàn toàn sai. Đi du học theo ý cha mẹ, về có công việc nhàn hạ lương cao cũng là bình thường, có gì đáng lên án? Nếu bạn có khả năng làm việc ở xứ người, nuôi nấng giúp đỡ gia đình cũng tốt thôi, có gì phải chỉ trích? Nếu bạn thấy mình nên trở về đóng góp cho quê hương mà không sợ khó khăn, gian khổ ai dám chê trách? Tất cả ở nơi bạn. Dám nghĩ, dám làm. Hãy kiến bản thân mình thành một mẫu người như vậy và truyền cảm hứng cho người khác. Hãy đóng góp xây dựng (thay vì chê bai, lên án) bằng khả năng và phong cách chính mình.

    Trả lờiXóa
  12. 3. Gầy Dựng Sự Nghiệp Nơi Đâu
    Tôi rất buồn khi đọc ở cuối bức tâm thư, du học sinh ấy viết Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về? Nếu bạn trẻ có tấm lòng bạn ấy đã có hàng vạn lý do để trở về. Tại sao lại hỏi thế? Bạn ấy muốn đổ lỗi cho tất cả ngoại trừ chính mình. Nếu bạn ấy có tài năng bạn ấy đã không chờ ai đó trải thảm cho mình đi và bạn ấy cũng biết mình sẽ khởi nghiệp từ đâu. Tôi muốn nói đến một cái yếu kém cả tâm lẫn tài của bạn trẻ này.

    Điều đáng buồn là bạn trẻ ấy đang đại diện cho một số không nhỏ người trẻ hôm nay. Các bạn trẻ ấy muốn cưỡi tàu to ra biển lớn mà chờ cha mẹ bỏ vốn cho rồi sẽ học kinh nghiệm và cả can trường để lái tàu sau. Họ có lẽ cần cả một hạm đội để bảo vệ quanh tàu và vài người bên cạnh chỉ bảo cách lái tàu trong những ngày đầu. Thảm hại như thế thì mong gì họ ra khơi tranh với đoàn cướp biển!

    Các du học sinh biết hơn ai hết cái yếu kém, tự ti trong những ngày đầu nơi đất khách. Họ cũng biết cái thua thiệt của mình trước người bản xứ hôm nay. Họ cũng biết đàng sau người bản xứ là cả một guồng máy và tổ chức quy củ, mạnh mẽ, chuyên nghiệp xứ người. Họ chỉ mong được làm một con vít nhỏ yên bình mà thôi. Thế tại sao chưa về họ đã đòi phải là con vít lớn, trục quay của guồng máy Việt Nam? Họ không dám làm cho tư nhân. Tại sao vậy? Họ không dám lập xưởng, công ty riêng. Tại sao thế?

    Cuộc sống vốn không dễ dàng và phải là một sự tranh đấu không ngừng. Các bạn trẻ hãy bắt đầu từ chính mình hôm nay: học tập và lăn xả vào để gầy dựng sự nghiệp của mình bằng đôi tay và khối óc ngay chỗ bạn đang đứng. Đương nhiên, bạn sẽ bắt đầu bằng cái nhỏ rồi mới đến cái to, cái to hơn và cái to nữa. Sau đó bạn gom, nối chúng với nhau. Nếu khéo hơn, bạn nhìn quanh rủ các bạn khác chung lại và đợi một lúc nào đó khi có đủ những điều kiện như đã hoạch định, bạn gom chung hết lại với nhau. Lúc đó mọi người mới thấy sự nghiệp của bạn nhưng nó đã được gầy dựng từ rất lâu của nhiều người ở nhiều nơi.

    Tóm lại, bạn phải có tầm nhìn, có chí hướng, kế hoạch để tận dụng nguồn lực từ vật chất, chốn ở đến thời gian, con người cho mục tiêu đã vạch. Bạn không trông chờ ai đó cho mình nhưng chụp mọi cơ hội thuận tiện, cái mà người xưa gọi là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đi hay về? Làm việc cho nhà nước hay tư nhân? Tất cả phải nằm trong kế hoạch của bạn, là làm từ cái nhỏ để đến cái lớn hơn.

    Trả lờiXóa
  13. Ý Kiến về bài " đi đi, đừng về " ( phần tiếp theo số 2 )
    Trỡ lại các du HS VN, ta thấy rằng chưa kể các loại trường học ma, chỉ cần đóng tiền là có bằng mà ngay cã có trải qua thời gian đào tạo thật sự nhưng các trường ĐH khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau.

    Mặt khác các trường ĐH tại nước ngoài họ cũng chắc có " bí kiếp " gì ghê gớm đến độ mà chỉ cần học vài năm đã trỡ nên tài giỏi hơn người mà quan trọng hơn vẫn là PP học của các sinh viên đễ họ có thễ đẩy mạnh quá trình tự học tự nghiên cứu của mình. Mặt khác do sự phát triễn khoa học và sự phát triễn của các ngành nghề thì chương trình ĐH ngày càng có tính cách thu về chuyên ngành hẹp hơn trước nhiều, nếu thị trường lao động cần phát triễn về sản phẩm mới thì họ sẽ đào tạo lại cho nhân viên bằng các khoá ngắn hạn đễ tiếp tục công việc hoặc đơn giản hơn là sa thải đễ tìm nguồn nhân lực khác nếu xét thấy chi phí đào tạo lại quá cao.
    Lao động có chất lượng thật sự không chỉ là khã năng chuyên môn đang có mà còn là khã năng tự nghiên cứu và hoàn thành những vấn đề mới nãy sinh, khã năng giao tiếp và phối hợp làm việc theo nhóm. Nếu du HS VN nào đạt được những điểm này mới thật sự là người có khã năng.
    Do mức độ phân biệt chuyên ngành của VN và các nước phát triễn khác nhau trong công việc nên ở VN thường cần người làm việc có hiểu biết rộng hơn nhưng lại không cần quá sâu, như vậy sẽ là khác biệt với kiểu đào tạo ở nước ngoài, do đó du HS khi mới về làm việc sẽ bỡ ngỡ không thích ứng kịp và sẽ dễ bị đánh giá là thiếu khã năng.
    Ta lấy ví dụ như thợ tiện thì tại VN họ sẽ tự mài dao tiện, tự gá lắp và đôi khi tự lập quy trình công nghệ gia công cho sãn phẩm mình làm nhưng ở nước ngoài thì thợ tiện chỉ là theo dỏi sản phẩm đang được gia công và đo đạc kích thước, còn những việc khác có những người chuyên môn khác đảm đương.
    Một thợ sửa xe bên Mỹ chỉ cần biết đó là bệnh gì và họ tháo chi tiết đó ra và thay bằng đồ phụ tùng khác với đầy đủ dụng cụ đồ nghề chuyên môn, ngoài ra họ còn được hổ trợ bỡi các phần mềm về cơ cấu chi tiết nhất cùng các hướng dẫn từng bước của computer. trong khi đó thợ sửa xe ở VN thì thiếu dụng cụ đồ nghề nên họ giỏi trong việc tìm loại thay thế, phụ tùng xe cũng khó đặt hàng nên họ buộc phải biết sửa chửa để sữ dụng lại các chi tiết hư hỏng và họ không có các software hổ trợ về các chi tiết máy và cách tháo lắp nên họ buộc phải ghi nhớ. Mỗi kiểu có hay và dỡ khác nhau nhưng thợ sửa xe bên Mỹ chắc chắn sẽ sửa nhanh hơn, đúng chất lượng hơn và dĩ nhiên là sẽ mắc tiền hơn nhiều.
    Như vậy đánh giá về khã năng hoàn thành công việc của du HS là yếu kém thì vừa oan mà vừa không oan là vậy .

    Thông thường thì một du HS trỡ về sẽ có thế mạnh hơn các sinh viên trong nước về ngoại ngữ, khã năng tự nghiên cứu, khã năng làm việc theo nhóm và phương pháp tiếp cận vấn đề mới nhưng có điều không phải du HS nào cũng mạnh ở các điểm này và không phải sinh viên trong nước nào cũng yếu ở các điểm này.
    Tôi có đứa cháu tốt nghiệp đại học bách khoa TP HCM, sau đó du học tự túc lấy bằng thạc sĩ ở New Zealand ( có nghĩa nó không phải là đứa học kém ). Khi nó trỡ về VN làm việc cũng chỉ có mức lương chừng 15 triệu ( khoảng 750 USD ) trong khi vợ nó chỉ được đào tạo trong nước và cũng chẳng là con ông cháu cha gì nhưng có mức lương hơn nó gấp đôi mà vẫn còn có vẽ chưa chịu , đang tìm nơi làm việc khác có mức lương cao hơn. Về ngoại ngữ nó cũng hơn xa chồng nó đi học nước ngoài về. ( con tiep )

    Trả lờiXóa
  14. Ý Kiến về bài " đi đi, đừng về " ( phần tiếp theo số 3 )
    Tôi cũng có một người quen,anh ta sang Mỹ khi vừa 20 tuổi, do phải vừa làm việc để kiếm sống vừa kiên trì đi học ở một trường ĐH địa phương nên phải mất đến 10 năm mới ra trường, sau đó vì khã năng tiếng Anh kém và gặp lúc kinh tế Mỹ đang xuống dốc nên anh ta không thể tìm được việc làm. Thế là đành đi lính đễ kiếm sống, sau 6 năm ra lính anh ta vừa lập gia đình vừa học thêm đễ lấy bằng thạc sĩ nhưng vẫn không tìm được việc làm, lại đành tiếp tục đăng lính làm quân nhân dự bị . Lúc này độ tuổi đã là 40, thỉnh thoảng được gọi cho đi làm nhiệm vụ quân dự bị đễ có tiền nuôi sống gia đình. Bây giờ đã là 43 tuổi mà chưa từng được đi làm trong khi đó bằng cấp thì do không sữ dụng đã quá thời hạn hiệu lực. Sắp tới có lẽ anh đành phải chấp nhận tìm công việc làm với lương ba cọc ba đồng mà sống tiếp cho đến cuối đời chứ không còn hy vọng gì vào bằng cấp của mình nữa.Chúng ta cũng đã từng nghe kỹ sư đi bưng phỡ, thạc sỉ đi mua bán xe là vì vậy, ngay cã bên Mỹ này cũng khá nhiều trường hợp học xong rồi không tìm được việc làm hoặc làm những việc chã dính dáng gì đến chuyện học. (còn tiếp )



    Chúng ta cũng đã từng nghe kỹ sư đi bưng phỡ, thạc sỉ đi mua bán xe là vì vậy, ngay cã bên Mỹ này cũng khá nhiều trường hợp học xong rồi không tìm được việc làm hoặc làm những việc chã dính dáng gì đến chuyện hoc





    Trong số bạn bè xung quanh cũng không thiếu trường hợp sau khi tốt nghiệp đại học chỉ làm được vài năm rồi thất nghiệp và từ đó không thể tìm được việc làm khác, họ phải học một khoá chuyên môn ngắn hạn nào đó để đi làm việc kiếm sống hoặc chuyễn hẳn sang học giáo viên đễ làm việc cho chính phủ , coi như chấp nhận mức lương thấp nhưng ổn định hơn.
    Nói điều này đễ thấy rằng ở đâu cũng có những lượng lao động không đúng ngành nghề, do nhu cầu lao động thay đổi, do không cạnh tranh được với người khác, do không may mắn v.v (còn tiếp )


    Trả lờiXóa
  15. Đề tài đã khơi đúng sự đau đáu trong lòng của Hiệp và VT, đọc bài viết của hai bạn, tôi ước gì nó được đăng trên báo Giáo dục điện tử để nhiều người đọc tham khảo.

    Kiều bào định cư sinh sống rải rác khắp các quốc gia trên thế giới, theo thống kê hiện nay khoảng 5 triệu người, riêng tại Hoa Kỳ là 2 triệu . Kiều hối năm 2013 là 11 tỉ USD, điều đó nói lên sự lao động và tấm lòng của người Việt chúng ta ở nước ngoài đối với quê hương.

    Khi vào google tìm những người Việt thành đạt ở nước ngoài, lãnh vực nào chúng ta cũng có nhiều người xuất chúng đáng tự hào. Nhưng khi đọc báo có những tin tức làm ta xấu hổ, như có một số người qua Đài Loan tìm cách phạm pháp để được vào tù, trong tù họ lao động được trả tiền, ra tù mang về nước, xem đó là cách tao thu nhập cho gia đình. Hay một số du học sinh và người Việt tại Nhật vào siêu thị ăn cắp, được các tiếp viên Hàng Không chuyển về Việt Nam bằng máy bay bị phát hiện truy tố.

    Người Việt ra nước ngoài có nhiều mục đích, trước tiên nói về các du học sinh. Các em đi bằng nhiều con đường, có em được học bổng do thành tích học tập xuất sắc, có em do mối quan hệ của cha mẹ. Có em ra nước ngoài học tập tự túc bằng sự cố gắng của bản thân và gia đình để được học tập ở một môi trường tốt hơn, có em ra nước ngoài du học do sự đua đòi của bản thân và gia đình.
    Ngoài du học sinh, nhiều người Việt ra nước ngoài sinh sống bằng nhiều con đường với những mục đích khác nhau. Có người được thân nhân bảo lãnh ra đi với ước muốn tới nơi có việc làm tốt hơn thu nhập cao hơn hy vọng con cái sẽ được học tập trong môi trường tốt hơn trong nước, có người ra nước ngoài đoàn tụ với con cháu, có những quan chức trong thời gian làm việc tư lợi chuyển tiền ra nước ngoài sau khi nghĩ hưu ra đi với mong muốn hưởng thụ...

    Tôi chưa sống ở nước ngoài nên không thấy hết những khó khăn và những cố gắng để đạt được hoài bão của du học sinh và kiều bào. Nhưng tôi tin chắc rằng không phải là thiên đường, nơi có được những thứ ta muốn mà bản thân không cố gắng .Hay là nơi mua được hạnh phúc bằng những đồng tiền vơ vét trong nước.... ( còn tiếp )

    Trả lờiXóa
  16. Hôm nay đọc lại phần ( tiếp theo số 4 ) đễ chuẩn bị viết tiếp thì thấy có phần bị trùng lập . Đề nghị anh Hiệp cắt bõ phần tiếp theo số 4 đã post. Tôi sẽ post lại ngay sau đây. Cám ơn

    Trả lờiXóa
  17. Ý Kiến về bài " đi đi, đừng về " ( phần tiếp theo số 4 )
    Hiện nay tại Mỹ thì bằng tốt nghiệp 4 năm đã trỡ nên phổ biến, nhiều người cho rằng nó gần giống với bằng tốt nghiệp high school của 30 năm trước. Trước đây chỉ cần xong 4 năm ĐH là có thể yên tâm đi làm , nay muốn dễ tìm việc, có công việc tốt và mức lương vượt trội hơn thì phải có bằng master. Ỡ VN tình hình cũng đang diễn ra như vậy.
    Mặt khác bằng tốt nghiệp cũng chỉ như tấm vé vào cữa đễ đủ tiêu chuẩn tham dự một cuộc thi thố, sau khi bước qua cữa thì phải sữ dụng năng lực bãn thân mình đễ tranh đua với thiên hạ. Nếu tõ ra kém cỏi thì sẽ sớm bị loại ra khỏi cuộc chơi.
    Kiến thức nhân loại ngày càng phát triễn, mọi hình thái công việc càng đa dạng đòi hỏi bãn thân mình luôn phải cố gắng tự hoàn thiện nâng cao mình đễ đảm đương công việc.
    Như vậy giá trị thật sự được đánh giá và được trã lương là ở con người chứ không phải mảnh bằng cấp dù cho đó là bằng cấp của trong nước hay ở nước ngoài. Biết bao người có bằng cấp đầy mình mà vẫn chịu cảnh thất nghiệp đói rách và cũng biết bao người tuy không có bằng ĐH mà vẫn kiếm tiền khấm khá đã nói lên rỏ điều đó.


    Như đã nói trên, trường ĐH ở nước ngoài chẳng có bí kiếp ghê gớm gì đến độ mà chỉ cần học vài năm là trỡ nên tài giỏi hơn người nhưng ở đây các du HS có điều kiện tốt đễ rèn luyện ngoại ngữ, được tiếp cận PP dạy học đễ tự nghiên cứu tốt hơn nên các du HS trỡ về có thế mạnh hơn những HS trong nước nhưng nếu không biết tự hoàn thiện mình thì sẽ dần trỡ nên kém cỏi hơn người khác, kiến thức và khã năng ngoại ngữ sẽ mai một dần . Các sinh viên trong nước nếu luôn học hỏi nghiên cứu không ngừng thì sẽ có khả năng không thua kém các sinh viên nước ngoài, ngày nay ngoại ngữ và các phương tiện internet sẽ hổ trợ các bạn trẻ làm được điều đó.

    Điều quan trọng không thể không nói đến là sự đải ngộ về lương bổng nhưng sẽ là bao nhiêu cho đủ với mặt bằng lương bổng và mức sống người dân VN hiện nay ?
    Hãy nhìn xem, một " con chuột chủi " ( là thiết bị đào cống ngầm tự động ) có giá trị đến vài tỷ đồng VN, nó giúp việc thi công chính xác hơn và không ảnh hưỡng nhiều đến giao thông đô thị nhưng nếu so với đồng lương công nhân thì nhà quãn lý đành sữ dụng sức lao động của con người để đào bới sẽ hiệu quả hơn về kinh tế mặc dù sẽ làm rối tung cã đường xá giao thông vốn đã rất chật hẹp. Một thiết bị siêu âm trị giá 30.000 - 40.000 USD không thễ được sữ dụng khi mà giá tiền khám bệnh chỉ bình quân 50.000 - 100.000 đồng VN là cái giá phù hợp với túi tiền của đa số dân VN, thế là đành phải sữ dụng thiết bị second hand ít chính xác mà nhiều trục trặc.

    Các ngành nghề khác cũng có những điều tương tự, đó là những gì VN đang phải trải qua. Dù muốn dù không chúng ta cũng phải chấp nhận nó. Như thế thì đồng lương thấp hơn mong muốn là điều khó thay đổi được.





    Đứa cháu của tôi hiện nay đang giảng dạy ở trường ĐH Kỹ Thuật Thủ Đức đang có mức lương là hơn 10 triệu/ thang ( khoảng 600 USD ), trong khi đám bạn nó cũng trong một nhóm HS rất giỏi của trường Phổ Thông Năng Khiếu trước đây đã du học tại Mỹ và toàn bộ đều có mức lương trên 100.000 USD/ năm. Khi tôi hỏi về các bạn nó thì nó cười buồn trã lời rằng " tụi nó bây giờ toàn lo kiếm tiền thôi chứ niềm đam mê khoa học trước đây mất tiêu rồi ". Đứa cháu này sau khi xong tiến sĩ tại Pháp đã quyết chí về VN làm việc mặc dù gia đình cũng khuyên nó ở lại làm việc thêm vài năm cho có thêm kinh nghiệm và những mối quan hệ với giới khoa học rồi về ( vì nó cũng đã từng cùng một số giáo sư Pháp đi dự hội nghị khoa học tại Boston Mỹ và nó là người báo cáo trước hội nghị ). Dù đã có nhiều công ty tại Pháp chào mời nhưng nó quyết định trỡ về.
    Hiện nay nó vẫn vui vẻ và hăng say làm việc và giảng dạy. Tôi và gia đình vừa tự hào về đứa cháu của mình vừa xót xa cho nó lẽ ra sẽ có đời sống vật chất tốt hơn nhưng ngẩm nghĩ lại, suy cho cùng thì cuộc sống con người, cái quan trọng là hạnh phúc, nếu nó cãm thấy hạnh phúc trong sự lựa chọn đó thì cũng mừng cho cuộc đời nó.( con tiep )

    Trả lờiXóa
  18. Ý Kiến về bài " đi đi, đừng về " ( phần tiếp theo số 5 )

    Một đứa cháu khác sang Úc học lấy 2 bằng master trong thời gian gần 3 năm. Đứa cháu này muốn ở lại làm việc nhưng vì quy chế định cư của Úc thay đổi nên nó không ở lại được, thế là đành phải về.
    Hiện nay nó đang làm việc cho một công ty du học với mức lương 12 triệu. Mặc dù nó dự tuyễn và trúng tuyễn vào một công ty thuốc lá của nhà nước với mức lương 20 triệu nhưng nó không thích mà muốn làm tại công ty du học vì nơi đây nó được tự chủ trong công việc, nó cãm thấy có điều kiện phát triễn khã năng hơn.
    Trong khi đó một đứa cháu khác cũng học bên Úc và trỡ về đến nay hơn 3 năm mà vẫn chưa tìm được việc làm thích hợp.
    Riêng đứa cháu vừa sang làm việc tại ĐH Houston Texas theo hợp đồng ngắn hạn 8 tháng thì vừa qua tháng thứ 3 trường ĐH đã chính thức đề nghị cấp học bỗng tiến sĩ cho nó đễ nó tiếp tục làm việc cho nhà trường. Nó sẽ đem vợ con qua và vừa học vừa làm việc cho nhà trường, như vậy việc ở lại hay trỡ về hạ hồi phân giải nhưng xem chừng nó sẽ ở lại vì vợ nó rất muốn điều này.
    Sỡ dĩ tôi kễ nhiều về những đứa cháu trong gia đình là vì đó là những trường hợp cụ thể mà tôi biết rỏ. Mỗi đứa có năng lực khác nhau, quyết định khác nhau và ngã rẻ khác nhau.



    Ngày xưa những người đi du học trỡ về được mặc nhiên xem là nhân tài. Điều đó cũng dễ hiểu khi mà mặt bằng văn hoá còn thấp, tốt nghiệp tú tài toàn phần ( lớp 12 ) đã có thể được xem là thành phần trí thức. Các phương tiện thông tin liên lạc lẫn truyền thông còn yếu kém và khó khăn thì "nước ngoài " là hai từ hấp dẫn và không kém phần bí ẩn nhưng ngày nay đã thay đổi.
    Trong một thế giới mỡ rộng, giao thương du lịch dễ dàng, phương tiện truyền thông hiện đại thì một sự kiện xảy ra bất kỳ nơi đâu trên thế giới thì người ta cũng được biết ngay lập tức. Hiểu biết về thế giới xung quanh tăng lên đồng thời cũng bớt đi những ngộ nhận. Người dân đã không còn thần tượng hoá những " nhân tài" như vậy nữa mà bắt đầu có cái nhìn thực tế hơn và đôi khi cũng xét nét hơn.
    Thật ra những khó khăn mà du HS trỡ về gặp phải cũng tương tự như các sinh viên trong nước vừa tốt nghiệp, chỉ là với nhãn mác du học thì oai hơn đồng thời sẽ chịu sự xét nét nhiều hơn mà thôi.

    Ở nơi nào cũng vậy dù là tây hay ta, thông thường phải sau vài năm làm việc thì những sinh viên trong hay ngoài nước mới ra trường này mới bắt đầu bắt nhịp và phát huy khã năng cùng kiến thức của mình. Vì thế cho nên yêu cầu có lương bổng cao ngay khi bắt đầu là điều khó có được ngoại trừ trường hợp với công việc đặc thù nào đó khó tìm người mà chỉ có mình mới đảm đương được.



    Tất cả phần trình bày trên cho thấy dù ở góc độ đơn vị tuyễn dụng hay người nộp đơn tuyễn dụng thì điều kiện để đạt mức lương cao ngay khi bắt đầu là gần như không thể được ngay cã có bằng cấp được cấp từ các nước phát triễn. Có nghĩa là về quyền lợi vật chất sẽ không hấp dẫn được các du học sinh trỡ về. Ngay cã khi nhà nước muốn thu hút nhân tài bằng các chính sách đãi ngộ về vật chất thì cũng sẽ thất bại vì tiềm lực kinh tế của VN còn quá yếu không thễ so sánh với các nước phát triễn được .
    Vấn đề quan trọng hơn cã đối với những trí thức có nhiệt tâm với đất nước là quyền lợi về tinh thần và cơ hội phát triễn ..( còn tiếp )



    Trả lờiXóa
  19. TRỞ VỀ

    Người Việt ra đi bài viết trước tôi không nhắc đến những du học sinh miền nam du học trước 1975, sau khi hoàn tất chương trình học, không trở về nước, và những Việt di tản khi chính quyền VNCH thất thủ, những người ra đi từ sau năm 1975 đến những năm đầu thập niên 90 do những chính sách và phân biệt đối xử của chính quyền mới ....
    Hiện nay ngoài số du học sinh, bà con Kiều bào trở về nước định cư, hoặc thăm thân nhân du lịch hay đầu tư là bình thường. Và số người với mục đích ban đầu du học tìm mọi cách ở lại nước ngoài cũng nhiều. Bây giờ dễ dàng gặp gỡ Kiều bào trên mọi miền đất nước.

    Đối với du học sinh, bao nhiêu người đạt được mục đích ra nước ngoài để học, trong đó bao nhiêu người trở về, tôi theo dõi báo chí chưa thấy thống kê. Tôi được biết hầu hết các thí sinh đạt giải Olympia nhận học bổng du học đều ở lại sống và làm việc ở nước ngoài. Tôi có người quen thường gặp nhau, anh có người con học tại trường KHTN thành phố HCM ngành CNTT, con anh tốt nghiệp xuất sắc nên được học bổng qua Singapore học chương trình Thạc sĩ, còn anh tiếp tục tốt nghiệp xuất sắc được học bổng qua Mỹ du học, còn anh lấy bằng TS CNTT xuất sắc được một công ty Mỹ mời ở lại làm việc với mức lương 12000 USD tháng và đã nhận lời. Con anh về nước cưới vợ, cô dâu cũng con của một người quen tốt nghiệp CK2 bác sĩ nội trú, được bệnh viện Hoàn Mỹ TP HCM mời về làm việc nhưng không nhận lời, chờ đi Mỹ cùng chồng. Hôm gặp lại anh người quen tôi hỏi trường cử đi đào tạo không về có sao không? Anh trả lời, đền 60 triệu tiền VN nhưng từ từ . Một số người tôi quen đưa con qua Mỹ. Úc du học tự túc, sau khi con họ tốt nghiệp đều tìm cách ở lại. Nhưng qua báo chí tôi cũng được biết TS Đinh bá Tiến tốt nghiệp xuất sắc ở nước ngoài ngành CNTT được rất nhiều tổ chức ngoài nước mời làm việc , trong đó có cơ quan NASA của Mỹ nhưng anh từ chối về trường KHTN TP HCM giảng dạy, khi được phỏng vấn, anh nói : Thú thật tôi vẫn thích làm việc ở nước ngoài, nó tạo điều kiện cho bạn đi xa nhất với khả năng của mình. Nhưng với tôi : GIÁ TRỊ VIỆC LÀM VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA MÌNH CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO MỚI QUAN TRỌNG... Cũng trên báo chí tôi được biết một TS Toán từ chối cơ hội làm việc ở nước ngoài về dạy hợp đồng ở trường chuyên Arm Hà Nội đó là TS Đặng minh Tuấn giỏi cả Toán và Vật Lý, thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp vừa thi rớt công chức.

    Mỗi người có một hoàn cảnh, một mối quan hệ trong xã hội, việc trở về hay ở lại nước ngoài làm việc sau khi thành tài tôi không dám có ý kiến. Ai cũng nói HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA.,Nhưng, hiền tài có được trọng dụng không, và có muốn trở thành Nguyên khí quốc gia hay không là một chuyện khác,.....(còn tiếp )

    Trả lờiXóa
  20. Trước đây tôi có post một bài viết của tác giả Trần KIêm Đoàn, không biết anh Hầu và anh Hiệp có đọc chưa. Bài viết rất hay, tôi định mail cho 2 anh nhưng không có địa chỉ. Cho tôi địa chỉ mail nhé ! Email của tôi là : trucdieu1234@yahoo.com

    Trả lờiXóa
  21. Chào VT địa chỉ Email của tôi : dinhhau210@yahoo.com , hay dinhhau210@gmail.com . Thân

    Trả lờiXóa
  22. NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
    Theo khảo sát PEW của Mỹ (http://www.pewsocialtrends.org/asianamericans-graphics/vietnamese/) năm 2013, trình độ học vấn của người Việt xếp hạng chót so với các dân tộc Á Châu tại Mỹ. Số người có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là 31% so với Ấn Độ 73%, Phi 69%, Nhật 49%, Hàn Quốc 43%, Trung Quốc 39%. Số người có trình độ đại học là 26% so với Ấn Độ 66%, Hàn Quốc 53%, Trung Quốc 51%, Phi 47%, Nhật 46%. Số người có trình độ hậu đại học chỉ có 7% so với các nước Á Châu 20%.

    Về lợi tức, bình quân thu nhập cho mỗi hộ gia đình người Việt là 53 ngàn đô một năm so với Ấn Độ 88 ngàn, Phi 75 ngàn, Nhật và Trung Quốc 65 ngàn, Hàn Quốc 50 ngàn. Lưu ý rằng một hộ gia đình Việt Nam có thể đông hơn các gia đình Á Châu khác. Tuy nhiên cứ tạm so sánh thì trình độ đại học dân Việt không bằng nửa Hàn Quốc nhưng ta biết kiếm tiền khá hơn! Điều đặc biệt là số người Việt thích Mỹ hơn quê hương là 94% so với các nước Á Châu khác là 73% và số người Việt đã vào quốc tịch Mỹ là 75% nhiều nhất so với Phi 67%, Trung Quốc 60%, Hàn Quốc 60%, Ấn Độ 50%, Nhật 33%.

    Trả lờiXóa
  23. Ý Kiến về bài " đi đi, đừng về " ( phần tiếp theo và hết )

    Nếu quyền lợi vật chất là những gì ta nhận được từ sự ban phát ở nơi khác thì hầu như quyền lợi tinh thần ta chỉ nhận được từ chính bãn thân ta. Đễ không phải diễn giải dài dòng tôi trích một đoạn trong bài viết của mình vào năm 2009 về việc trỡ về VN hay ở lại nước ngoài khi về hưu vì nó cũng có những điểm tương đồng :
    " - Nếu bạn có tình yêu cây đa xưa bến đò cũ lớn hơn nổi khó chịu về sự ô nhiễm môi trường thì bạn có thể về sống tại VN.

    -Nếu tình yêu và sự thông cảm với những con người VN hiền lành chân chất lớn hơn nổi khó chịu về sự bất lịch sự nơi công cộng, sự không biết nhường nhịn nhau nơi công cộng thì bạn có thể về sống tại VN.

    -Nếu bạn yêu quê hương mình, yêu con người VN đã và đang chịu nhiều khó khăn nhưng vẫn đang tìm cách vươn lên, nếu tình yêu đó lớn hơn sự khó chịu về cung cách hành xử của chính quyền sở tại thì bạn có thể về sống tại VN...........
    .....Cuối cùng bạn có quyền hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn ở quê nhà khi mức sống ngày càng cao thì sự đòi hỏi về dân chủ từ đó cũng sẽ cao hơn, lúc đó sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Dân chủ sẽ có được từ sự đòi hỏi của người dân chứ không có chính quyền nào tự động mở rộng dân chủ cả "

    Như vậy các bạn trẻ chỉ nhận được quyền lợi tinh thần khi trỡ về , nếu các bạn có tình yêu sâu sắc với gia đình và người thân xung quanh cũng như với đất nước VN đang nghèo khổ này. Trong tình yêu luôn tồn tại song hành CHO và NHẬN là như thế.
    Về CƠ HỘI phát triễn thì cơ hội từ bên ngoài có nghĩa là từ những điều kiện vật chất trang thiết bị, định chế kinh tế, cơ cấu xã hội như đã nói ở phần trên là còn rất eo hẹp trong thời điểm hiện nay. Còn cơ hội phát triễn từ bên trong, có nghĩa là từ bãn thân mỗi người thì giống như ở nước ngoài. Nếu chỉ chăm chăm việc đi tìm chổ làm thuê thì dù ở học vị tiến sĩ cũng chỉ hưỡng mức lương gấp 2 - 5 lần người lao động bình thường là nhiều lắm rồi. Nếu tự mỡ doanh nghiệp và thành công thì lợi nhuận sẽ hơn gấp nhiều lần. Đó cũng là sự khác nhau giữa làm chủ và làm thuê.
    Các bạn được nhìn tận mắt và hiểu rỏ ràng những loại hình kinh doanh mua bán, sản xuất, dịch vụ mới lạ và hiệu quả ở nước ngoài thì các bạn có thể thực hiện được điều đó ở trong nước nếu các bạn đủ tự tin. Đó cũng là tinh thần dấn thân mà tuổi trẻ các nước phát triễn luôn đeo đuổi, nhờ nó mà đất nước họ đã vượt qua mặt các nước khác.

    Trong chiến tranh người ta có thể kêu gọi mọi người xả thân và hy sinh quyền lợi cá nhân cho đất nước nhưng VN hiện nay đã vào thời bình từ lâu rồi. Người ta không thể không đếm xỉa đến quyền lợi cũa mổi cá nhân hay gia đình cũa họ được, không thể sữ dụng hoang phí lòng yêu nước của mọi người đễ che dấu sự yếu kém về tổ chức quản lý xã hội mải được.
    Sự kém cỏi và bất công trong tổ chức quản lý kinh tế xã hội cùng nạn tham nhủng hối lộ càng kéo dài càng làm thui chột đi lòng nhiệt tình của mọi người trong việc xây dựng đất nước. Khi ấy họ sẽ đóng vai những người từ xa nhìn về quê hương với sự xót xa bất lực nhưng không còn suy nghĩ trỡ về dù chỉ là một chút.
    Mỗi người có hoàn cảnh, có khã năng, có cách suy nghĩ và động lực cũa mình căn cứ vào điều kiện và sức nặng cũa tình cãm mình đang có mà quyết định việc trỡ về hay ở lại xứ người đễ sinh sống và làm việc.
    " Việt Nam ơi ! Người hãy cho tôi lý do đễ trỡ về..." Tôi không muốn cho ý kiến gì về việc này mà chỉ giải bày những thực tế và điều kiện trong cuộc sống cã trong và ngoài nước đễ các bạn trẻ tự mình quyết định con đường của chính mình.


    Tôi sẽ rất vui mừng khi các bạn trẻ trỡ về với quyết tâm xây dựng một đất nước VN giàu mạnh tương lai và tôi cũng không oán trách khi các bạn trẻ đó ở lại xứ người đễ làm việc và mưu cầu cuộc sống tốt đẹp. Vì quan trọng nhất vẫn là tình yêu con người và đất nước VN thì dù sống ở phương trời nào bạn cũng có ít nhiều điều kiện phụng sự cho đất nước VN của mình.
    Nếu thiếu vắng tình yêu đó thì dù đang sống ngay trong lòng đất nước thì so ra sự đóng góp của bạn còn kém hơn một lao động bình thường ít học nhưng giàu lòng yêu nước.












    Trả lờiXóa
  24. Không biết bạn đã chuẩn bị thế nào nhưng đề tài này đã được bạn mô xẻ rất qui mô sâu sắc. Dù phức tạp, khô khan nó đã được trình bày dưới ngòi bút của bạn một cách nhẹ nhàng, thấu đáo. Mình hoàn toàn đồng ý với câu kết của bạn. Tuy nhiên, đó chỉ là câu trả lời theo mình mang nặng cảm tính, không đưa ra giải pháp gì cả. Nó cũng như câu trả lời của Phan Bội Châu năm xưa khi ở Hồng Kông. Tôn Văn hỏi cụ có tổ chức, khí tài ra sao để chống Phảp. Cụ Phan trả lời dân ta có cả tấm lòng nồng cháy, hy sinh tất cả để giành độc lập. Tôn Văn im lặng và sau đó không liên lạc với cụ nữa.

    Không chối cãi tinh thần ái quốc của cụ và các bậc lão thành cùng với tiếng vang của phong trào Đông Du nhưng cụ không nắm được phong trào, tổ chức đã chết đi trong lặng lẽ. Tình yêu đất nước cần phải được nuôi dưỡng và thể hiện có kết quả thực tế ở bất kỳ nơi đâu nhưng làm gì, làm sao? Bạn có thể đưa lên những nét cụ thể cho du học sinh được cống hiến một cách hiệu quả rõ ràng không?

    Trả lờiXóa
  25. Bây giờ chuyện đi ra nước ngoài học tập, định cư. Kiều bào về nước thăm chơi , kinh doanh hoăc ở lại sinh sống là chuyện bình thường. Thỉnh thoảng tôi nghe bạn bè bàn luận, hoặc gặp gở chuyện trò với họ xã giao có, tâm sự có.
    Hiệp và VT, chủ yếu nói chuyện ra nước ngoài học tập và trở về hay ở lại làm việc,sinh sống xứ người của du học sinh. Tôi xin viết lại những suy tính của những người có con du học, tâm sự của những kiều bào về thăm chơi hoặc về nước sinh sống mà tôi gặp.

    Tôi có quen biết vợ chồng môt người kinh doanh nông sản, trước đây tôi còn mua bán NS tôi thường bán cho anh chị ấy ( gọi anh chị vì xã giao thực ra họ nhỏ hơn tôi mấy tuổi ) Cách đây hơn mười năm, lúc gặp nhau thỉnh thoảng chuyện trò tôi được biết họ có ba đứa con đều gởi qua Mỹ học. Đứa lớn học xong cấp III còn hai đứa nhỏ mới học xong cấp II. Tôi hỏi sao cho đi ra nước ngoài sớm vậy, chúng nó nhớ gia đình tôi nghiệp và ai lo, anh ấy nói có người em ruột chăm sóc thường xuyên nói chuyện qua ĐT, và nghỉ hè các cháu về chơi nên mọi chuyện cũng ổn. Tuy tình cảm các cháu không bằng ở nhà nhưng bù lại được học tập trong môi trường tốt hơn. Bây giờ ba đứa con anh chị ấy dều trưởng thành về nước làm ăn sinh sống.
    - Có một ông thiếu tá VNCH, ở cách nhà tôi độ 2km đi Mỹ diện HO, về nước có đến thăm tôi ông ấy tâm sự hai vợ chồng đều lớn tuổi tiền trợ cấp chẳng dư bao nhiêu, hai vợ chồng đều lén đi làm thêm để gởi về giúp đở những đứa con còn ở VN và dành dụm sau này về nước sinh sống, chớ ở xứ người không quen buồn lắm. Ông ấy mất cách đây độ năm năm, theo nguyện vọng con cái đưa thi hài ông về nhà tại VN tổ chức tang lễ và chôn cất, vợ ông về ở hẳn VN sinh sống. Ba người con trai ông ở VN tôi đều quen biết họ có nghề nghiệp ổn định chí thú làm ăn, kinh tế khá giả, có người gởi con qua Mỹ học có người không, nhưng không ai có ý định nhờ anh em bảo lãnh qua Mỹ sinh sống.
    - Cách đây năm tháng tôi lên Sài Gòn chửa bệnh, lên xe sau tôi là chị Việt kiều ở Mỹ về, vì quen với tài xế nên chị được ngồi cạnh tài xế tôi ngồi sau chị, nhưng chị không thấy tôi vì xe chạy lúc 3 giờ sáng, nhà chị lúc còn ở VN cách nhà tôi 1km . Vợ chồng chị được con gái bảo lãnh qua Mỹ sinh sống chị này nói hơi nhiều, chị nói chuyện suốt với tài xế từ khi lên xe cho tới lúc tôi xuống xe nên tôi nghe nhiều thứ từ chị. Con gái chị có tiệm Neo hai vợ chồng chị được con gái bảo lãnh qua phụ giúp, chị về lần này để làm thủ tục bảo lãnh con trai qua Mỹ vì ở VN con chị chỉ ăn chơi không chịu làm vừa rồi đi xe gây tại nạn may không chết. Đối với chị ở Mỹ cái gì cũng tốt đẹp , đường đẹp, phố xá sạch sẽ , người Mỹ lịch sự văn minh, Công an giao thông VN ăn tiền, Cảnh sát giao thông Mỹ thì không, còn tặng xăng cho chư xe nếu lở hết xăng dọc đường. Nguyện vọng chị ấy là được nhập quốc tịch Mỹ hai vợ chồng ở hẳn bên đó luôn.
    - Tôi gặp một bà có con trai duy nhất đi Mỹ diện HO bảo lãnh qua Mỹ sinh sống nhưng bà trở về VN sống hẳn không trở qua Mỹ mặc dầu về VN sống một mình, chỉ có người em trai thỉnh thoảng thăm viếng. Bà nói cháu nội bà sinh ra lớn lên ở Mỹ tình cảm không như ở VN, con bà bận đi làm. Mặc dầu bên Mỹ bà có tiền trợ cấp người già con khỏi nuôi, nhưng cô đơn chịu không được nên về VN sống ( còn tiếp )

    Trả lờiXóa
  26. Chờ cả tuần vẫn chưa thấy bài viết tiếp của anh Hầu. Chắc là bị cụt hứng! Anh ngừng viết làm anh em ngưng thở đấy. Cố lên, Hầu ơi...

    Trả lờiXóa
  27. Về Việt Nam hay định cư hẳn ở nước ngoài, mỗi người đều có hoàn cảnh lý do để chọn lựa, nhưng qua tiếp xúc tôi thấy có người nhìn xã hội bằng tình cảm như người trong nước, có người nhìn người Việt cái gì cũng xấu bằng con mắt người ngoài..
    Phong cách, sinh hoạt có người ra đi vài ba chục năm tôi gặp thấy họ vẩn bình thường gống như một người quen , người bạn đi đâu đó lâu ngày gặp lại. Có người chỉ đi bốn năm năm nhưng nhìn họ lạ lẫm từ trang phục nói năng . Có người tranh thủ thăm bạn bạn bè người thân, có người chẳng thăm ai,...
    Thể hiện tình cảm với người thân trong nước, có người thường xuyên gửi tiền về giúp đỡ, đến nỗi người thân trong nước dựa dẫm không lo làm ăn chỉ chờ tiền gởi về để chi tiêu, Có người chỉ gởi quà tượng trưng trong những dịp lễ tết và chỉ gởi tiền về giúp đỡ khi thật cần thiết.
    Đối với người Việt trong nước. Có người nhìn Kiều bào các nước phát triển trở về là những người thành đạt giàu có và muốn được như thế. Ở họ Việt kiều là chổ dựa dẫm của người thân. Bây giờ rộ lên phong trào cho con du học tự túc ở nước ngoài, ngoài những người có điều kiện kinh tế, còn có những người ráng xoay xở để con du học bằng chị bằng em. Phía sau nhà tôi có hai vợ chồng, bán nhà ngoài quốc lộ 56 lấy tiền cho con gái du học Úc, một năm sau con họ mang bụng bầu về sinh con, giờ họ phải nuôi con lẫn cháu.
    Tôi nghỉ những khó khăn hay thất bại của người thân ở nước ngoài ít người nhắc đến, người trong nước chỉ thấy và nghe sự thành đạt đủ đầy trong cuộc sống của kiều bào ở nước ngoài, nên đa số có tư tưởng vọng ngoại. Cứ nghỉ ra nước ngoài mọi thứ sẽ đạt được quên rằng không gì tự nhiên mà có, nếu bản thân chẳng cố gắng.
    Đối với xã hội trong nước, tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của một số kiều bào có những tệ nạn làm ta phải xấu hổ, làm ta ray rức với tiền đồ của dân tộc. Nhưng biết làm sao được vì ta là người trong cuộc, nếu người Việt chúng ta không tìm cách để xã hội thay đổi tốt hơn chẳng ai làm thay ta.

    Ra nước ngoài học tập hay tìm cơ hội làm ăn , ở lại nước ngoài định cư hay trở về nước tùy hoàn cảnh mỗi người. Nhưng là người Việt chúng ta đều có chung một tổ tiên, một ngôn ngữ, một quê hương, tôi nghỉ hoàn cảnh đất nước trong nội bộ người Việt vẫn còn quan điểm chính trị khác nhau, nhưng có tâm huyết với đất nước, vì tiền đồ của dân tộc, nếu ai cũng đặt lợi ích đất nước làm tốt thượng chắc chắn dị biệt sẽ xóa bỏ , dù ở trong hay ngoài nước bất cứ việc làm nào có lợi cho đất nước dù lớn hay nhỏ đều đáng trân trọng.
    NĐH

    Trả lờiXóa
  28. Theo tôi quan điểm của anh Hầu là đúng mực, không phải ai cũng có nhìn nhận như vậy nếu không suy nghĩ thấu đáo và có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Mỗi người do hoàn cảnh, điều kiện và tính cách khác nhau nên sẽ có lựa chọn khác nhau nên không thể lý luận đúng sai trong chuyện này được. Người ta chỉ chọn nơi đâu mà họ cãm thấy có thể sống hạnh phúc mà thôi.
    Tôi có đứa cháu đi qua Mỹ trong thời gian 8 tháng đễ thực hiện một project cho trường ĐH Houston, vừa được vài tuần thì nhà trường đề nghị cấp học bổng cho nó học tiến sĩ. Tôi tưỡng rằng nó sẽ chọn ở lại học và bảo lảnh vợ con qua vì vợ nó có vẻ thích điều đó ( chuyện này tôi đã đề cập trong comment trước đây ).
    Tôi cũng nói với nó rằng tôi không khuyên nó ở lại hay trỡ về mà chỉ khuyên nó suy nghĩ thật kỷ trước khi quyết định vì lựa chọn nào rồi cũng sẽ có ít nhiều mất mát vì vợ chồng nó đều là con một, cha mẹ đều đã về hưu và cã hai bên đều không muốn sống lệ thuộc con cái về kinh tế khi về già.
    Tuần rồi nó gọi điện và báo rằng nó sẽ trỡ về vì nếu ở lại rồi bảo lảnh vợ con, chịu đựng 5 năm cực khổ học hành rồi chẳng lẻ lúc đó trỡ về, làm sao yên tâm ở lại cho được khi cha mẹ càng già càng cần con cháu xung quanh.
    Với trình độ của vợ chồng nó thì thừa sức có một cuộc sống đầy đủ, lương bổng của vợ chồng nó cộng lại cũng khoảng hơn 35 triệu đồng VN ( 1700 USD).Trước khi quyết định chính thức trã lời với ĐH Houston nó đã được một công ty IT của Mỹ tại SG phỏng vấn và được hứa tuyển dụng khi trỡ về.
    Nó nói nếu đã cần phải về thì thà rằng về ngay từ bây giờ chứ đợi đến lúc vợ con đã ở Mỹ được 5 năm thì càng khó về, khi đó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình riêng của nó. Nếu muốn thì nó sẽ cho con đi du học sau này cũng được.
    Trong khi đó bạn bè của nó đang du học tại Mỹ thì cố ở lại bằng nhiều cách khác nhau, kể cã ở lại bất hợp pháp hoặc hôn nhân giả.
    Ở những nước chậm tiến như chúng ta thì chẳng những nghèo về cơ sở vật chất mà còn lạc hậu và quan liêu về lề thói xử sự của chính quyền hay cộng đồng xung quanh nữa, cho nên việc kêu gọi mọi người trỡ về làm việc cũng đồng nghĩa với việc kêu gọi họ chấp nhận từ bỏ cuộc sống tốt đẹp mà họ đang thụ hưởng. Đó thật sự là công việc khó khăn vì chí ít phải cho mọi người thấy được sự thành tâm của giới chức chính quyền mà điều này hiện nay chỉ là lời kêu gọi suông.
    Trong thực tế cũng có không ít người trỡ về, đó là những người đáng tôn trọng đã bỏ qua tất cã chỉ một lòng nghĩ đến lợi ích của dân tộc đất nước và một số khác thì cũng giống đứa cháu của tôi, nghĩa là họ tìm thấy được những lý do khác đễ trỡ về chứ không chỉ vì đất nước dân tộc. Tất cã sự cống hiến cho tổ quốc VN đều đáng trân trọng dù đó là ai, từ đâu và vì lý do gì.

    Trả lờiXóa
  29. Chắc tại tới tuổi sáu mươi nên chúng mình nhìn vấn đề bao dung hơn, sao cũng được! Lục thập nhi nhĩ thuận mà... hi... hi...

    Thật vậy, mình không thể chối cãi điều Việt Trúc viết: ai cũng có quyền mưu tìm hạnh phúc cho riêng mình miễn sao đừng vi phạm pháp luật. Đi, về, hoặc đi luôn đừng về có sao đâu? Mỗi lựa chọn đều có lý do chính đáng và tất cả đều đáng trân trọng. Ngay cả khi không có lý do chính đáng (đấy là nói theo cách nghĩ của những người khác) cũng không hề gì vì đó là quyền tự do của riêng mỗi người và nó cũng cần được tôn trọng.

    Suy đi nghĩ lại, vấn đề ở đây không phải ở chỗ đúng hay sai, tôn trọng hay không tôn trọng mà là tại sao. Nói rõ hơn tí nữa, vấn đề không chỉ ở chỗ tại sao đi, tại sao về mà còn là ở chỗ tại sao phải nghĩ đến nó. Chính cái tại sao cuối cùng nói lên cái tâm tư của người Việt hôm nay và đó là cái chúng mình nên suy nghĩ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Hiệp !
      Tôi hiểu những ưu tư của anh vì chính tôi cũng có những ưu tư như vậy và cũng không chỉ chúng ta mà có rất nhiều người có cùng ưu tư đó nhưng như những gì chúng ta trao đổi từ trước đến giờ thì mình hiểu rằng mổi một cá nhân là một thực thể riêng biệt thì đương nhiên sẽ có suy nghĩ và mục tiêu theo đuổi khác nhau.
      Chúng ta có khát khao rằng mọi người cùng chung sức vươn đến mục tiêu chung, khi đó đất nước VN sẽ phát triển nhanh hơn, đó là niềm khát khao chính đáng nhưng với thực tế cuộc sống thì ta cũng cần hiểu rằng mức độ đạt được sẽ là hữu hạn tuỳ thuộc vào khả năng và sức lực của chúng ta. Như một chiếc xe công suất hửu hạn mà cứ muốn đạt gia tốc cao hơn thì chỉ chuốc lấy sự hỏng hóc đễ rồi càng xa rời mục tiêu hơn nữa.
      Con người như thế nào sẽ sinh ra xã hội như thế đó, xã hội tiến nhanh hay chậm hoặc thụt lùi cũng là do ý chí của toàn dân. Có biết bao quốc gia ngày càng lạc hậu và thậm chí diệt vong đâu phải vì họ thiếu những người có viễn kiến và nhiệt tình kêu gọi nhưng do số đông dân chúng chỉ lo vun quén lợi ích cá nhân sẽ đẩy đất nước đến con đường cùng.
      Ta cần biết chấp nhận điều hiển nhiên đó để cuộc sống nhẹ nhàng hơn cho bãn thân mình và cã cho người thân xung quanh. Trước đây có câu nói vui nhưng thật ra không phải là không có lý, đó là : " Sức người có hạn mà việc cách mạng còn dài, thôi thì....."

      Xóa
    2. Việt Trúc mến,
      Có những hạnh phúc đơn sơ chỉ là thấy mình không đơn độc và cảm ơn bạn đã cho mình cái hạnh phúc đó. Bạn viết rất đúng: con người như thế nào sẽ sinh ra xã hội như thế đó. Thực tế như vậy nhưng lạ lùng thay dân ta nghĩ ngược lại và hành xử theo ý nghĩ đó. Đi hay về chỉ là một chuyện nhỏ nhưng nó nói lên cái suy nghĩ của dân mình - giới trí thức của hôm nay.

      Chấp nhận điều hiển nhiên đó để cuộc sống nhẹ nhàng hơn cũng là một cách. Có lẽ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khép mình vào thời cuộc khi viết ta dại ta tìm nơi vắng vẻ... Theo tôi, giới sỹ phu hưởng nhàn hôm xưa đã để lại hậu quả tiêu cực hôm nay. Đó cũng là cái hiển nhiên! Thấy cái hiển nhiên rồi mà bó gối nhìn e rằng mình hơi yếu hèn đấy.

      Ai đó sẽ nói mình đã quá già để đóng góp. Đây chỉ là cái cớ để trốn tránh trách nhiệm. Mỗi lứa tuổi có thế mạnh riêng. Già bao nhiêu, từng trải bấy nhiêu, chín chắn và khôn ngoan bấy nhiêu. Tiếng nói của chúng ta có trọng lượng hơn! Hãy nói với dân ta, nhất là trí thức trẻ, phải sống tích cực hơn. Tích cực đây là từng công việc nhỏ cho sự nghiệp mai sau - sự nghiệp của mình rồi mới lo cho cái chung. Nào ai biết cái giới hạn của mình nếu không thử xây đắp? Vả lại, nào chỉ có mình ta, còn bè bạn, con cháu, đồng nghiệp, những người xung quanh mình nữa. Mình có sống tích cực mới thấy những tấm lòng góp laị để chung tay, để tránh cái gọi là hiển nhiên ấy.

      Xóa