Thấy bạn Việt Trúc đóng góp nhiệt tình với đề tài Đi, Đi Đừng Về mà thương quá. Cảm động thực đấy. Bài viết rất quy mô, nói lên tấm lòng của Việt Trúc đau đáu với cái gọi là nguyên khí quốc gia! Đề tài ấy chưa có câu kết mà có lẽ sẽ không có câu kết vì tùy góc nhìn của mỗi người. Hôm nay xin được mở một đề tài có ảnh hưởng lớn đến góc nhìn của mỗi người. Đó là học để làm gì?
Nơi chúng mình trao nhau những kỷ niệm dấu yêu tưởng chừng như đã mất...
Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014
Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014
Mừng Độc Lập Tự Do
Nhà vắng mình ên thiết tha chi
Lang thang lên phố kiếm cái gì...
Ghé quán thịt cày khai tâm trí
Khui chai rượu đế thử lưu ly
Nhấp chén nồng cay xoay mộng mị
Vơi niềm cô quạnh xả sầu bi
Phơi phới tuổi già tim hoan hỉ
Tự do độc lập sướng như ri!
VTH
Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014
Ngũ Nương dự Hội Ngộ San Jose 2014
Ngũ nương tại Việt Nam! Theo chân bạn Lệ Quyên CT5 đi tham gia Picnic Hội Ngộ San Jose 2014 tại Hoa Kỳ nha ... Và chụp hình lưu niệm cùng quý Thầy Cô và bạn hữu trước ổ bánh to chúc mừng của Hội Ngộ ... nè ...
Chỉ có Đức Hạnh và Kim Hoa theo bạn dạo phố San Francisco nha
Phố đi bộ mà ... thì ra nàng LanB xé lẻ đi chơi riêng với Phương Anh mà ... ghê quá nha ...
Ngũ nương chụp hình lưu niệm cùng chủ xị Hội ngộ vợ chồng anh Đăng Khôi nha ...
Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014
Tết Trung Thu - Tết Của Ước Mơ
Tết Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng vua Đường Minh Hoàng đang thưởng ngoạn trăng rằm tháng tám thì gặp đạo sĩ có phép tiên đưa vua lên Cung Trăng. Cảnh trí trên đây đẹp mê hồn, vua quên cả trời sáng. Đạo sĩ phải nhắc vua mới ra về nhưng lòng tiếc lắm. Từ đó mỗi năm cứ đến rằm tháng tám vua ra lệnh cho dân nhảy múa, rước đèn, bày tiệc để nhớ lại chuyện xưa.
Ngày lễ đó khi truyền qua Việt Nam đã được Việt hóa để cúng gia tiên. Dân ta không tin vào chuyện huyền hoặc nhưng vẫn làm cỗ, bày ra bánh kẹo để sau khi cúng người lớn ngồi lại ngắm trăng, uống trà hoặc rượu trong khi các cháu nhỏ rước đèn, múa lân, ca hát. Hằng Nga, chú Cuội chỉ có trong thơ ca. Thực tế, cha mẹ cho các cháu thưởng thức bánh kẹo đêm này là chính. Tết Trung Thu vì thế còn được gọi là tết Nhi Đồng.
Đó là chuyện xưa. Ngày nay cuộc sống đô thị đã đổi hẳn. Trẻ em không còn rước đèn, múa lân ngoài đường vì xe cộ nguy hiểm. Người lớn không còn ngắm trăng vì đèn điện sáng lóa hết cả. Bánh kẹo được chế biến với mục đích làm quà biếu 'người lớn hơn' chứ không nhằm cho 'người nhỏ hơn'. Tết Trung Thu từ đó mất hẳn nét lãng mạn và ước mơ chết dần...
Thực tế, Sài Gòn tiêu thụ khoảng 10 ngàn tấn bánh Trung Thu và trẻ em ở thành phố được coi là 'thừa bánh thiếu trăng' trong khi ở nông thôn trẻ em 'thừa trăng thiếu bánh'. Dĩ nhiên vẫn còn ở đâu đó nhiều trẻ em thiếu cả trăng lẫn bánh!
Đây là tấm hình chụp một cậu bé nằm bên lề đường Sài Gòn, mê mẩn với chiếc đèn Trung Thu nghèo nàn. Bạn có lẽ đang xót thương cho cậu bé vì thiếu cả bánh lẫn trăng. Cậu bé đó có thể chưa bao giờ ăn bánh Trung Thu và chưa bao giờ thấy trăng. Cậu có nhiều cái để mơ nhưng cái đèn là chính. Nếu có bánh Trung Thu, dù chỉ một miếng nhỏ, sẽ đẹp xiết bao! Theo tôi, cậu bé đang có hạnh phúc hơn những trẻ em 'thừa bánh' vì cậu bé còn có ước mơ và chúng ta không còn hạnh phúc đó vì không còn có ước mơ mỗi dịp tết Trung Thu, tết của nhi đồng.
Ngày lễ đó khi truyền qua Việt Nam đã được Việt hóa để cúng gia tiên. Dân ta không tin vào chuyện huyền hoặc nhưng vẫn làm cỗ, bày ra bánh kẹo để sau khi cúng người lớn ngồi lại ngắm trăng, uống trà hoặc rượu trong khi các cháu nhỏ rước đèn, múa lân, ca hát. Hằng Nga, chú Cuội chỉ có trong thơ ca. Thực tế, cha mẹ cho các cháu thưởng thức bánh kẹo đêm này là chính. Tết Trung Thu vì thế còn được gọi là tết Nhi Đồng.
Đó là chuyện xưa. Ngày nay cuộc sống đô thị đã đổi hẳn. Trẻ em không còn rước đèn, múa lân ngoài đường vì xe cộ nguy hiểm. Người lớn không còn ngắm trăng vì đèn điện sáng lóa hết cả. Bánh kẹo được chế biến với mục đích làm quà biếu 'người lớn hơn' chứ không nhằm cho 'người nhỏ hơn'. Tết Trung Thu từ đó mất hẳn nét lãng mạn và ước mơ chết dần...
Thực tế, Sài Gòn tiêu thụ khoảng 10 ngàn tấn bánh Trung Thu và trẻ em ở thành phố được coi là 'thừa bánh thiếu trăng' trong khi ở nông thôn trẻ em 'thừa trăng thiếu bánh'. Dĩ nhiên vẫn còn ở đâu đó nhiều trẻ em thiếu cả trăng lẫn bánh!
Đây là tấm hình chụp một cậu bé nằm bên lề đường Sài Gòn, mê mẩn với chiếc đèn Trung Thu nghèo nàn. Bạn có lẽ đang xót thương cho cậu bé vì thiếu cả bánh lẫn trăng. Cậu bé đó có thể chưa bao giờ ăn bánh Trung Thu và chưa bao giờ thấy trăng. Cậu có nhiều cái để mơ nhưng cái đèn là chính. Nếu có bánh Trung Thu, dù chỉ một miếng nhỏ, sẽ đẹp xiết bao! Theo tôi, cậu bé đang có hạnh phúc hơn những trẻ em 'thừa bánh' vì cậu bé còn có ước mơ và chúng ta không còn hạnh phúc đó vì không còn có ước mơ mỗi dịp tết Trung Thu, tết của nhi đồng.
VTH
Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
Viếng Bạn Phạm Chơn 2
Sau khi viếng bạn Chơn về, Kim Hoa nhờ tôi trở lên nhà bạn Chơn gởi tiếp số tiền của các thân hữu KTCT ở Úc Châu gồm thầy ĐINH, anh HUỲNH QUỐC PHƯỚC, anh KIỆT và quỹ KTCTUC gởi phúng viếng. Một số hình tôi đại diện cho Thầy và các anh trao cho gia đình bạn Chơn xin đăng lên cho Thầy và các anh biết.
Gia đình bạn Chơn rất cảm động trước tình cảm của thầy Đinh và các anh chị KTCTUC dành cho bạn Chơn và gia đình. Trong lúc bối rối vợ con bạn Chơn chưa thể vào mạng cảm tạ được. Qua tôi vợ con bạn Chơn xin gởi lời chân thành cám ơn Thầy và các bạn KTCTUC dành cho gia đình bạn Chơn. Nhân đây tôi cũng xin nói đôi nét về gia đình bạn Chơn cho Thầy và quý bạn được rõ.
Chơn mồ côi cha từ nhỏ, lúc chưa đến 10 tuổi, mẹ Chơn ở vậy nuôi hai chị em Chơn khôn lớn. Trước đây sau khi học phổ thông Chơn vào học trường Dầu Khí Long Toàn Bà Rịa, tốt nghiệp được giữ lại trường hướng dẫn học viên thực tập. Khi thành lập gia đình con cái lần lượt ra đời, thu nhập không đủ sống Chơn xin nghỉ dạy về nhà kinh doanh Nông Sản. Mẹ Chơn nay đã 90 tuổi, cụ bà vẫn còn minh mẫn.
Chơn có bốn người con trai, một cháu mới vừa lập gia đình. Các cháu đều ngoan biết chia sẻ khó khăn cùng cha mẹ, trong đó ba cháu đã tốt nghiệp đại học còn một cháu đang học lớp11, vợ Chơn còn trẻ, khỏe. Nhìn chung kinh doanh thua lỗ, tài sản không còn nhưng điều đáng quý là các con Chơn được giáo dục tốt. Tôi tin các cháu sẽ cùng mẹ vượt qua khó khăn hiện nay, thay Chơn phụng dưỡng chu đáo cụ bà và bảo bọc nhau, xây dựng tương lai tốt đẹp sau này.
NĐH
Gia đình bạn Chơn rất cảm động trước tình cảm của thầy Đinh và các anh chị KTCTUC dành cho bạn Chơn và gia đình. Trong lúc bối rối vợ con bạn Chơn chưa thể vào mạng cảm tạ được. Qua tôi vợ con bạn Chơn xin gởi lời chân thành cám ơn Thầy và các bạn KTCTUC dành cho gia đình bạn Chơn. Nhân đây tôi cũng xin nói đôi nét về gia đình bạn Chơn cho Thầy và quý bạn được rõ.
Chơn mồ côi cha từ nhỏ, lúc chưa đến 10 tuổi, mẹ Chơn ở vậy nuôi hai chị em Chơn khôn lớn. Trước đây sau khi học phổ thông Chơn vào học trường Dầu Khí Long Toàn Bà Rịa, tốt nghiệp được giữ lại trường hướng dẫn học viên thực tập. Khi thành lập gia đình con cái lần lượt ra đời, thu nhập không đủ sống Chơn xin nghỉ dạy về nhà kinh doanh Nông Sản. Mẹ Chơn nay đã 90 tuổi, cụ bà vẫn còn minh mẫn.
Chơn có bốn người con trai, một cháu mới vừa lập gia đình. Các cháu đều ngoan biết chia sẻ khó khăn cùng cha mẹ, trong đó ba cháu đã tốt nghiệp đại học còn một cháu đang học lớp11, vợ Chơn còn trẻ, khỏe. Nhìn chung kinh doanh thua lỗ, tài sản không còn nhưng điều đáng quý là các con Chơn được giáo dục tốt. Tôi tin các cháu sẽ cùng mẹ vượt qua khó khăn hiện nay, thay Chơn phụng dưỡng chu đáo cụ bà và bảo bọc nhau, xây dựng tương lai tốt đẹp sau này.
NĐH
Viếng Bạn Phạm Chơn
Kim Hoa gọi điện báo không sắp xếp xuống viếng bạn Chơn được nhờ tôi đại diện nhóm ngũ nương và thân hữu trang Web KTCTUC mang vòng hoa đến viếng và gởi tiền phúng điếu của ngũ nương và các bạn Lâm Thị Hòa, Đinh Kim Thu, Nguyễn Thị Xuân Lan đến gia đình bạn Chơn. Tôi đã đến phúng viếng theo ý đã trao đổi với Hiệp và Kim Hoa như hình ảnh dưới đây:
Tiếc thương đứng trước linh sàng
Thành tâm chúc bạn lên đàng bình yên
Từ nay thôi hết lo phiền
Rời nơi cõi tạm tới miền vô ưu
NĐH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)