Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

CÁI HIẾU CỦA DÂN TÔI - Tập 1

Đã từ lâu tôi muốn viết một cái gì đó về dân tôi cho các bạn tôi đọc để biết mình có gì hay mà phát huy, có gì không hay mà sửa đổi. Mục đích đơn giản là chúng mình giúp nhau vươn lên để cùng ngẩng mặt với năm châu mà mãi đến hôm nay mới dám viết bởi lẽ viết điều không hay thường nghe có vẻ chê bai thì tôi không dám vì chê dân tôi trong đó có tôi mà viết điều hay lại nghe có vẻ nịnh nhau thì ngượng quá đi thôi...

Dẫu sao cũng phải viết và tôi sẽ viết về cái hiếu của dân tôi bằng tất cả tấm lòng và với cái nhìn thật chính xác, trung thực. Nhưng tôi vẫn là tôi, có cái chủ quan của mình nên rất ước mong anh em góp ý kiến. Nếu thấy tôi chê quá đáng, đang miệt thị chính mình thì xin giúp tôi xem xét kỹ hơn. Ngược lại, nếu thấy tôi đang nịnh chính mình thì cũng xin giúp tôi bớt lại, viết cho đúng.

TẬP 1 – DÂN TA HIẾU HỌC

Cái này tôi nghe đã từ xưa, lâu lắm rồi. Hôm nay hình như các cháu còn hiếu học hơn cả ngày xưa. Con đi học suốt ngày từ sớm đến tối, thiếu cả ngủ nói chi nghỉ. Cha mẹ đưa đón, chờ ngay cổng có khi cả ngày xem con học ra sao. Nhiều cha mẹ học chung với con để theo dõi và giúp con cho theo kịp. Nhà nhà học, người người học.. Tôi chưa thấy nơi đâu người ta ham học đến thế.
Dân ta hiếu học
Thoạt nhìn đó là điều đáng khen. Nhìn kỹ lại ta thấy có cái gì đó không bình thường. Sau bao năm học hành như vậy chúng ta được gì? Tôi không dám nói đến giải Nobel nhưng việc học phải đơm bông kết trái chứ. Tôi chưa thấy thành tựu khoa học, văn chương, nghệ thuật nào của chúng ta rực rỡ trên thế giới. Hình như chúng ta học chỉ để chứng tỏ ta có học và có tấm giấy chứng minh mình có học. Học không cần suy nghĩ. Chính vì vậy cái hiếu học của mình không có kết quả như mong muốn. Nó giống như chuyện anh nài ngựa trong Cổ Học Tinh Hoa sau đây.


Ngày ấy có cặp vợ chồng nài ngựa. Họ có đưá con trai bị bịnh nặng suýt chết. Mừng rỡ thấy con mình khoẻ lại, người vợ bàn với chồng đi tìm một con ngựa tốt ở làng bên để làm của cưới vợ cho con sau này. Ông chồng dẫn con trai mình đi và tìm được một con ngựa tốt nhưng hơi gầy vì chủ thiếu chăm sóc. Trả tiền xong hai cha con dắt ngựa ra thì người chủ cũ bảo đường còn xa, hai cha con hãy cưỡi ngựa mà về. Nghe có lý, hai cha con leo lên cưỡi. Đi được một lát, có người tường về ngựa chặn lại bảo ngựa này tốt nhưng cõng hai người sẽ bị kiệt mà hư đi. Nghe có lý, ông xuống dắt để con trai cưỡi ngựa. Đi được một lát qua trường học, có người la lên cha dắt con cưỡi là con hư, con bất hiếu. Nghe có lý, ông bảo con trai xuống dắt để ông cưỡi. Đi được một lát có người làng biết con ông bị bịnh mới khoẻ lại nên trách ông ích kỷ, bất nhân không nghĩ đến con mình. Nghe có lý, ông leo xuống nhưng nhận ra hai cha con ông đã leo lên, leo xuống mình con ngựa đủ cách mà cái nào cũng bị chê cười cả. Ông nghĩ đây là con ngựa xấu bị tà nên đuổi nó đi. Rốt cuộc hai cha con mất tiền bạc, công sức mà chả được gì.

Cái hiếu học của ta là thế đấy. Học đủ thứ, học suốt, hết học Tàu lại học Tây, hết học Tây lại học Mỹ và hôm nay học tất.. Cái gì cũng học, Tàu Tây Mỹ trộn chung cũng học mà chẳng biết nó là cái gì, sẽ ra gì ngày mai? Đáng buồn nhất là sau bao vất vả học hỏi ta chẳng đạt được gì lại không chịu ngồi nghĩ tại sao mà chỉ đổ quanh. Đổ quanh đã và sẽ không giải quyết được vấn đề. Có lẽ tốt hơn là ta đừng học (nói chi hiếu học)! Cũng như ông nài đừng mua ngưạ thì cha con ông đã không khổ sở, mất tiền mất bạc và công sức đến thế. Phải không bạn?

VTH

23 nhận xét:

  1. Đầu tiên xin ủng hộ bạn về việc nêu lên những ray rức này trong cộng đồng nhỏ của chúng ta. Nhưng xin nói rỏ vấn nạn này chẳng hề mới vì các nhà chuyên môn có tâm huyết về giáo dục cũng đã nhiều lần lên tiếng và thực tế như bạn thấy nó vẫn như cũ.
    Nhân đây tôi xin có đôi lời. Để thử đi tìm nguyên nhân tại sao?

    1./Hội chứng: Con tôi là số 1
    Không biết khi tôi bắt đầu chập chửng vào tiểu học cha mẹ tôi nghĩ gì về tương lai của con mình qua học vấn. Nhưng ở thời điểm hiện tại phụ huynh cho con đi học với một ý nghỉ duy nhất “ số một” . Ngay trong lớp 1 đã có những sự tranh đua quyết liệt cả sức lực và tài lực. Ai cũng muốn con mình hơn tất cả các bạn. Có cả học thêm để thi vào lớp 1. Nếu bạn chứng kiến ngày đầu tiên nhập học của các bé lớp 1 bạn mới thấy kinh ngạc , đa số các cháu viết thời khóa biểu theo cô giáo ro ro khi đó một vài đứa, trong đó có con tôi ngơ ngơ, ngẩn ngẩn chẳng biết làm gì.
    Qua việc này cha mẹ, vô tình biến con của mình thành công cụ phục vụ cho tính hiếu thắng của mình. Lẽ đương nhiên theo ngày tháng đứa bé kia nó cũng sẻ nhiễm cái tính đó và cứ thế từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tóm lại kết quả của ý nghĩ này là: Mua đề, chạy điểm, chạy trường, chạy bằng…

    2./ Hội chứng: Học để làm giàu.
    Xin vào vấn đề này bằng việc kể lại hai câu chuyện.

    Câu chuyện thứ nhất
    Khoảng năm 1980 khi đi ăn giổ ở nhà người bạn. Ngồi chung bàn có anh, tôi đoán chắc lớn hơn tôi vài tuổi. Sau khi nói chuyện trời, chuyện đất một lúc. Tôi hỏi thăm về nghề nghiệp của anh. Anh bảo anh làm thầy giáo nhưng xin nghĩ rồi. Thực tình tôi rất quý trọng nghề này, nên không ngừng thắc mắc. Anh mới kể cho tôi nghe tại sao lại xin nghĩ dạy.
    Anh dạy ở một trường cấp III ở Biên Hòa. Một hôm sao khi hết giờ thi học kỳ. Anh và các đồng nghiệp đang ngồi ở phòng nghỉ giáo sư. Có một học sinh chạy vào năn nỉ một đồng nghiệp của anh để nộp bài thi trễ. Vị giáo sư kia bảo rằng:
    - Muốn nộp bài hả, ra mua 5 điếu thuốc rồi vào đây nộp.
    Nói xong anh ấy thở phào và phán một câu: “ Không thể có đồng nghiệp như vậy, nên anh bỏ nghề ”
    Lẽ dĩ nhiên đó chỉ là lý do làm giọt nước tràn ly mà thôi. Không nói thêm, tôi cũng hiểu anh đã nhiều lần anh chứng kiến cách xử sự tương tự, mà anh không tự hào gì để nói ra.

    Câu chuyện thứ hai
    Tôi có đứa cháu bên vợ trạc tuổi đứa con tôi, nhưng là con trai. Nên gia đình bên ấy rất quan tâm sự học của cháu. Ngặt nổi với học lực trung bình làm sao có khả năng để thi vào đại học Y Khoa. Nên ráng dò hỏi để tìm sư học đạo. Hôm vào lớp học thêm Toán & Lý của một vị có tiếng tăm tại Sài gòn. Đợi mãi vị sư phụ mới đến bằng xe hơi. Sau khi xong thủ tục uống nước, lau mồ hôi. Vị giáo sư mới chậm rải mở đầu bằng câu:
    - Tụi bây thấy tao không, đi xe hơi, đến lớp có người bưng nước. Vậy phải ráng học giỏi để được như tao.
    …..
    Qua hai câu chuyện trên, nếu nói hơi “tếu”, bạn có thể thấy sản phẩm của câu chuyện thứ nhất chính là nhân vật chính của câu chuyện thứ hai và cứ thế tiếp diễn…

    Kết luận:
    Đa số phụ huynh hiện nay, dùng phương tiện “ học vấn” để đạt cứu cánh “ làm giàu” cho con cái. Và đó là nổi đau mà không biết bao giờ dứt. Đâu là thuốc chữa cho hội chứng này. Tôi xin chịu, …chờ cách bốc thuốc của Hiệp và các bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiếu mến,
      Hiếu có cả tâm tình của một người cha trong gia đình và của một người con trong tổ quốc. Hòa quyện vào nhau là nỗi đau không dứt. Tôi cũng có nỗi đau nhưng có lẽ không bằng bạn và cũng như bạn, tôi đang tìm thuốc chứ̃a. Các bạn có thuốc gì cho những người cha như Hiếu?

      Xóa
  2. Chào các bạn, tôi rất ngại lý luận, nhưng đề tài Hiệp đưa ra cũng là nổi ray rức của mình nên có đôi lời trao đổi với các bạn .
    Tôi đồng ý với Hiếu, bây giờ sự Học là người ta nghĩ ngay tới Danh và Lợi.Ít người xem sự học để mở mang kiến thức rèn luyện Trí, Đức để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.
    Người lớn đi học Chuyên Tu,Tại Chức để có bằng cấp khoe mẽ, hoặc để lên chức, tăng lương.
    Trẻ con người lớn bắt học để thỏa mãn tham vọng của người lớn .
    Thực trạng Giáo Dục thì sao ?
    Các trường Đại Học đẻ ra nhiều dạng đào tạo, nào kế hoạch A, B nào là từ xa,liên kết...Để thu tiền
    Thầy giáo xem việc dạy thêm là công việc chính của mình thậm chí là để làm giàu .
    Các môn Tự Nhiên được xem trọng các môn Xã Hội học lấy có, ngay bản thân các trường phổ thông cũng xem nhẹ các môn xã hội .Tôi đã chứng kiến một giáo viên viết biên bản cuộc họp không xong,ăn nói ứng xử thiếu văn hóa, nói gì tới học sinh .
    Đạo lý làm người, cuội nguồn dân tộc bị xem nhẹ, thế hệ con chúng ta mai này sẽ ra sao ? Buồn !

    Trả lờiXóa
  3. Đề tài thảo luận rất hay, cám ơn bạn. Kinh nghiệm bản thân mình sống ở xứ cờ hoa thì vấn đề nầy không chỉ có riêng ở người Việt mà người Hoa, Đại Hàn, và Ấn Độ ở đây đều lấy sự học là cơ bản để tiến thân. Vào mà xem những trường đại học nổi tiếng thế giới như UCLA, UCI, UCSD, MIT, Stanford, Yale, etc., bạn sẽ thấy tỷ lệ học sinh gốc châu Á rất đáng ngạc nhiên và kính nể. Người bản xứ, đám nghèo cũng phải thế. Đám khá thì học vấn là chuyện đương nhiên như cơm dọn sẵn trên bàn. Theo mình thì ở giai đoạn đang phát triển hiếu học là điều tốt. Khi học khá khá rồi phải để ý xem học để làm gì. Học để làm giàu, có lẽ chỉ đúng phần nào, đương nhiên bạn sẽ tha thứ cho mình vì mình xin phép không đồng ý là cái học và cái giàu nó đi đôi. Ngu dốt vẫn có thể giàu mà, mấy ai đã chưa từng gặp đại gia hai lúa, có bao nhiêu anh cán ngố có hai ba cái đài vác trên vai để tỏ ra ta đây là người chiến thắng. Mặt dạn mày dầy cúi lòn vào băng đảng Mafia sớm muộn rồi cũng khá thôi. Phần mình chỉ biết dạy con là nên cố gắng hết sức đi học để dùng cái văn hóa đó làm cái gì chính mình muốn làm, thiếu văn hóa thì mình chỉ được làm cái gì người khác muốn mình làm. Chắc đời sẽ dễ thở hơn một chút nếu mình không nghèo quá và ngu quá. Cái gì chớ nghèo quá tải, ngu quá cỡ và khổ quá tầm thì kinh nghiệm bản thân mình có thừa ra nè. Có ai muốn mình cho bớt!

    Một lần đi nghe thuyết trình, người diễn giả giải thích về chuyện học cũng giống như đi làm ăn, đúng tim đen của mình mà tiếng Việt mình yếu quá để giải thích nên VTH ơi, phóng tác giùm: "Do not worry about your gross education. It's your net education you want to have. Gross education does not help you; but net education defines who you are and promotes your causes."

    Chúc các bạn một ngày hạnh phúc bên cạnh người thương.

    LTH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu nói thật thâm thuý. Tôi xin tạm dịch:

      Do not worry about your gross education. It's your net education you want to have. Gross education does not help you; but net education defines who you are and promotes your causes

      Đừng lo cái học bề ngoài. Thực học mới là cái bạn nên có. Cái học bề ngoài chẳng giúp đỡ gì bạn, thực học mới xác định bạn là ai và nâng cao sự nghiệp của bạn.

      Xóa
  4. Tuồi trẻ là tương lai của dân tộc và ai có lòng với tiền đồ đất nước không thể không bức rức với cái học hôm nay. Đúng như Hiếu nói vấn đề trên đã được nhiều chuyên gia giáo dục lên tiếng và đâu vẫn vào đấy. Chúng ta, nói chi riêng tôi, làm được gì?

    Trước hết, tôi nghĩ mình cần nhìn lại quá khứ để hiểu tại sao dân ta hành động như hôm nay. Tôi xin được dùng lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để nói lên nỗi đau ngàn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây.. và gia tài của mẹ là nước Việt buồn. Buồn vì để tồn tại, dân ta đã phải luồn lách, dối trá. Ngu gì ngực đỏ, cỏ xanh? Qua năm tháng luồn lách trở thành hành động của kẻ khôn ngoan - cha đẻ của hội chứng con tôi là số 1. Tôi tin rằng qua một thời gian nhất định, cha mẹ sẽ nhận ra cái luồn lách ấy đã huỷ hoại tương lai của con mình và họ sẽ tự điều chỉnh. Lâu hay mau để có nhận thức đó là tuỳ hoàn cảnh mỗi gia đình và sự giáo dục tuyên truyền của nhà nước.

    Hội chứng học vì danh, vì lợi hay học để làm giàu là chuyện thường tình. Con người mà! Hiếu và Hầu cũng nên thông cảm. Không phải ai cũng vượt qua được cám dỗ của đồng tiền, nhất là trong giai đoạn hội nhập. Tuy vậy, hội chứng này sẽ vơi dần khi đời sống kinh tế phát triển cao lên. Nhu cầu con người vẫn thế: lúc đói muốn no, khi no muốn sướng, lúc sướng muốn có danh thơm...

    Đói nghèo sinh trộm cắp, giàu có sinh lễ nghiã. Đạo lý suy đồi bởi một số đông dân ta thấy mình nghèo đói. Cái nghèo đói này có thể không thật mà chỉ là sự cảm nhận qua so sánh với người khác. Họ giành giật cho bằng với thiên hạ! Nhận thức ấy cần được cải tạo và xóa đói, giảm nghèo là việc phải làm. Nhà nước ta có chính sách giáo dục và giụp đỡ người nghèo nhưng năng lực có hạn. Tiếp tay với nhà nước là những gì mình có thể làm được.

    Tóm lại, cái lo của các bạn sẽ vơi đi theo với thời gian khi chúng ta có một cuộc sống ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nâng cao. Nhưng nếu cuộc sống không ổn định, kinh tế không phát triển và đời sống không nâng cao thì cái hiếu học của dân ta sẽ ra sao? Bạn nghĩ thế nào?

    Trả lờiXóa
  5. Nói như các anh ... không thể phủ nhận cái học của giới trẻ ngày càng nâng cao ... trình độ hiểu biết về thế giới rất rỏ ... có chăng củng chỉ nằm trong khuông khổ chưa thể bốc hình thay vỏ ... Với thế hệ tụi mình không thể nhìn cái thiển cận để đánh giá được biết học, biết hiểu biết, biết tương lai ... đương nhiên trước mắt là nghỉ làm giàu cho bản thân ... có chút ít ý thức vương lên ... không nói phần nhỏ các bạn bị sa đà vì đồng tiến cám dổ ... của thế giới bên ngoài hay của chính cha ông gia đình bản thân giàu có, do thời cuộc nắm lấy trên tinh thần không ý thức cho cái học bao la, cái hiểu biết vô tận với kiến thức không mở mang ... lại đưa chính nhửng đứa con mình bị lung lay trôi dạt mất định hướng ... và lối sống mất tri thức khiến giới trẻ lạc lối ... củng có số ít trong giới sáng hơn nhìn ra thì sao ...??? và cái tôi trong mình lớn nên phải lo cho mình cho gia đình trước cái nhìn chung cho đất nước ... nhưng dù sao với cái kiến thức có được củng phần nào góp nhặt cho đất nước không nhiều nhưng bản thân không là gánh nặng cho ai ... Chỉ tiếc nó còn mong manh còn trôi dạt chưa tích tụ lại thôi ... Không thể không nhìn thấy giới học sinh sinh viên nước nhà mình trong tầm phát triển khá mạnh về tri thức kiến thức sâu rộng ... Nhưng để được áp dụng thực dụng thì còn ngăn trở với nhiều phương thức khách quan và cả chủ quan nửa ... Nhìn lại chặng đường dài mấy mươi năm có đủ cho một thế hệ mới không ...??? Hay mới hình thành trong trứng nước ... Vậy chúng ta nhửng phụ huynh cao niên này lèo lái con thuyền từ gia đình nhỏ trong thế giới cộng đồng nước nhà đi đúng hướng khi tất cả mổi gia đình mới hình thành xả hội đi tới đất nước phát triển ... Điều đáng nói lớn là không phủi bỏ tính hiếu học chịu học hỏi tìm tòi siêng năng trong dòng máu người Việt Nam mình ... Còn đúng hướng ... Đó là ý thức trong tất cả chúng ta ... Theo em suy nghỉ là như vậy để hướng dẩn lèo lái con em mình trước hoàn cảnh xả hội của đất nước ... Chắc em còn thiển cận với đầu óc như trái nho của mình ... hi ... hi ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như các bà mẹ tự tin và lạc quan hơn các ông trong việc đánh giá chất lượng học hành của con mình. Đây có phải là hội chứng "Con hát mẹ khen hay" không nhỉ? Hay tại chúng ta, giống mày râu, thiếu kiên trì, hay nóng vội?

      Xóa
  6. Chào các bạn,tôi đồng ý cha mẹ lo sự học cho con để con có một tương lai tốt đẹp, Nhà Nước đầu tư cho giáo dục là để đào tạo đội ngủ kế thừa xây dựng đất nước giàu đẹp . Học để làm giàu là đúng, vì ông bà ta đã dạy : Có thực mới vực được Đạo , hay là Dân giàu Nước mạnh . Muốn làm việc tốt khi có tiền cũng dễ hơn là chỉ có tấm lòng.
    Nhưng học không phải chỉ tiếp thu Khoa học kỷ thuật,kỷ năng giao tiếp, tư duy kinh tế .Mà học còn để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, góp phần nền văn minh thế giới .
    Chúng ta thấy gì trong cuộc sống xảy ra xung quanh ? Những người Đồng bào ruột thịt của mình đang xử dụng hóa chất độc hại vào trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày ,những người có trình độ chuyên môn tính toán bằng cách nào để rút bớt vật tư các công trình xây dựng... Mới đây nhất là một công chức ở văn phòng Quốc Hội chơi golf đã đánh nhân viên theo mang gậy che dù cho mình phải nhập viện ...Các bạn nếu siêng đọc báo chắc thấy quá nhiều sự việc đau lòng xảy ra hằng ngày trên đất nước thân yêu của mình .
    Vậy con em chúng ta đang học những gì ở gia đình, xã hội và nhà trường để làm chủ tương lai của Đất Nước ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy con em chúng ta đang học những gì ở gia đình, xã hội và nhà trường để làm chủ tương lai của Đất Nước? Tôi nghĩ câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi của anh Hầu. Con em chúng ta đã và đang học những gì chúng được dậy ở gia đình, xã hội và nhà trường. Thày cô có trách nhiệm một phần ba. Chúng ta có trách nhiệm it́ nhất là một nửa. Chúng ta là một cá thể trong xã hội và có thể chọn chố nào trong xã hội cho con em chúng ta học hỏi. Chúng ta chỉ có thể làm những gì trong tầm tay. Cái gần phân nửa còn lại là ngoài tầm với, chúng ta phải chấp nhận sống với nó và cố gắng tạo ảnh hưởng cho nó tốt hơn - tỉ dụ như nâng cao ý thức qua việc bàn cãi trong trang đây.

      Xóa
  7. Trong hai hội chứng mà bạn Hiếu đề ra tôi nghĩ hội chứng con mình số một có tác hại nhiều hơn và chúng ta có thể tự chữa được, ít nhất là cho con cháu trong nhà. Tác hại là vì đứa trẻ sẽ trở nên chây ỳ trong trường hôm nay và kiệt quệ bộ não khi vào đại học sau này. Cha mẹ hãy nói không với thành tích, trả lại trường bằng khen và giúp trẻ hiểu bài. Nếu cần, hãy giải thích cho trẻ để trẻ tự tin dù có thua kém bạn trong lớp. Hãy vì con mà can đảm cho con cái thực học.

    Trả lờiXóa
  8. Hiệp thân!
    Trở lại vấn đề Hiếu Học. Theo tôi việc này đáng khuyến khích nhất là trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên nếu muốn Việt Nam thành con rồng thật sự thì hiếu học mới là điểu kiện “cần”. Còn học để có kiến thức với định hướng phục vụ cho xã hội cho đất nước nói riêng, cho nhân loại nói chung mới là điều kiện “đủ”.
    Thật ra có nhiều phương tiện để làm giàu, chứ không phải chỉ học (tỉ phú miệt vườn…). Nhưng dùng tài chỉ để đạt mục đích làm giàu, tôi có cảm nhận nó còn nguy hiểm hơn nhiều so với các cách khác ( ví dụ như hacker). Phải chăng đó chính là nguyên nhân hiếm hoi những thành tựu khoa học….Vì mãi lo nghĩ việc làm lợi cho mình mà quên cả cộng động sau lưng, thậm chí còn làm hại xã hội. Không ít các nhà khoa học nước ngoài bỏ cả tài sản gia đình ra để nghiên cứu, chế tạo…mong muốn phục vụ cho nhân loại. Nếu chỉ vì tư lợi cá nhân, ai sẻ làm việc này? Dẫu biết rằng “ Có thực mới vực được đạo” nhưng hảy xem lợi ích như sự bù đắp cho công sức của bạn phục vụ xã hội, cộng đồng chứ đừng xem nó là cứu cánh của cuộc đời. Theo tôi: Hiếu học là cần thiết, nhưng cần hướng về cộng đồng.
    Hiệp thân!
    Thuốc chữa chưa biết… nhưng để hội chứng không lan truyền, làm bậc cha chú anh em chúng ta nếu có dịp, nên khuyên các em cháu hảy biết thương yêu cộng đồng nhiều hơn. Hảy dùng kiến thức của mình để xoa dịu phần nào nổi đau của “dân tôi”.
    Nhân đây mời các bạn vào link dưới, xem các tỉ phú trẻ ở Mỹ đang làm gì?
    Link: http://baomai.blogspot.com/2012/08/ti-phu-trieu-phu-my-tre-tuoi-khong-mang.html
    Thân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi rất đồng ý với anh, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được duy trì. Tuy nhiên, do nhận thức xã hội yếu kém và tình trạng chuyển mình của đất nước tinh thần hiếu học đã và đang bị lạm dụng. Ích kỷ cá nhân, sa đà đạo đức là cái buồn đau cho những con người có tâm huyết như anh, anh Hầu và các bạn khác.

      Hiền tài là nguyên khí của quốc gia và giáo dục phải là quyết sách. Nhà nước đã và đang theo đuổi mục tiêu ấy. Báo chí, truyền thanh, truyền hình cùng lên tiếng và hôm nay đã có sự chuyển biến của xã hội. Cũng như Kim Hoa, tôi khá lạc quan về việc này. Theo tôi, biết sai đã là quý rồi. Giờ thì phải sửa sai và sửa sai cần thời gian. Sửa sai đây chủ yếu là sửa sai nhận thức xã hôi mà phần lớn là của người dân, trong đó có chúng ta. Chính phủ hô hào, dân phải tham gia. Đừng đổ quanh cho nhau mà cùng nhau sửa sai. Càng quyết liệt, càng thành công và phải từ hai phiá.

      Cảm ơn anh Hiếu đã giới thiệu trang 'Tỉ phú, triệu phú Mỹ trẻ tuổi không màng ăn chơi, chỉ muốn phục vụ nhân loại'. Ta nên học người nhưng học cũng nên hỏi có bao nhiêu sự thật đằng sau bài báo. Chỉ cái tựa đề củng đủ để chúng ta suy nghĩ. Việc so sánh dân ta với các tỉ phú ở Mỹ lại càng không nên. Điều kiện sống và văn hoá của nước Mỹ, nhất là của tỉ phú Mỹ, khác xa với dân ta. Theo tôi, có rất nhiều tấm gương để soi như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, và ngay cả Pasteur - Marie Curie. Sao ta không chọn cái gần gũi hơn để noi theo, bạn nhỉ?

      Xóa
    2. Có thể mình đổng ý với Hiệp tất cả vấn đề. Duy chỉ có hai điểm mà mình muốn nói rỏ.
      1./Tinh hoa văn hóa không có biên giới. Lẽ dĩ nhiên đời sống xã hội có khác nhưng cái tâm thì ở đâu vẫn vậy. Nên học của ai không quan trọng miễn bạn biết cái đó cần cho dân mình.
      2./Về nhân vật Ngô Bảo Châu bạn đọc kỹ chưa? Theo tôi biết, sau khi Ngô tiên sinh tuyên bố trên trang " thích học toán" một vài câu có vẻ không êm tai khi xử vụ CHHV. Bị báo nhà nước chỉ trích. Thì trang "thích học toán" tự đình bản cho đến hôm nay. Ít lâu sau đó Ngô tiên sinh ngậm luôn Viên Toán Học do nhà nước ban tặng. Và rồi không ai còn thấy Ngô tiên sinh nói gì nữa. Thử hỏi Hiệp là một trí thức như thế thì có gì để mà chúng ta xem là gương sáng để noi theo.

      Xóa
    3. Những góp ý của anh Hiếu thật là quý báu. Xin cảm ơn anh và được trả lời anh ở hai điểm trên:
      1/ Anh nói rật đúng. Tinh hoa văn hóa không có biên giới và cái tâm chỗ nào cũng vậy. Tuy nhiên, cảm nhận của xã hội về điều đó khác nhau tuỳ nơi, tuỳ hoàn cảnh và có thể thay đổi theo thời gian. Tỉ dụ, Bin Laden là trùm khủng bố ở Mỹ nhưng lại là thánh nhân ở một số nước Hồi giáo. Rất nhiều quốc gia lên án Bin Laden trước cộng đồng thế giới nhưng không đả động gì đến ông ta ở trong nước. Có lẽ anh hiểu tại sao. Cũng vì lý do đó ta nên chọn ai, cái gì để làm gương sáng.
      2/ Cảm ơn anh Hiếu đã cho biết thêm về Ngô Bảo Châu. Tôi quý tấm lòng của ông ta lúc nhận giải và không theo dõi những gì sau đó. Tuy nhiên, không có ai hoàn hảo và những gì chúng ta thấy hay nghe thường chỉ là một góc của con người đó. Nghệ thuật viết lách mà bạn. Vì vậy, chúng ta chọn một khuôn mặt nào làm gương sáng cũng chỉ ở khía cạnh và đôi khi chỉ trong một giai đoạn cần thiết.
      Thân

      Xóa
  9. Xin thân tặng tất cả các anh chị Cao Thắng chúng mình ba bài thơ cùng suy ngẫm & phân tích nha ... hi ... hi ...

    Dại khôn

    Lý lẻ tuôn trôi đi trước việc
    Lời hay rả rích quá êm tai
    Nhưng mau khéo để song hành nhé
    Lý việc đồng hành tất thiện tai

    Tranh bàn luận thuyết trôi dài mãi
    Tỏ khí anh hùng nói quá hay
    Nghỉ lại nhiều lần va chạm nhỏ
    Sân lên cố vướng cái ngu rồi …

    Muốn sửa thân đây xin ngoáy lại
    Gương mình chính xác chớ không sai
    Nhìn ra rỏ biết thì xin sửa
    Cứ nghoảnh nhìn mình sẻ thấy sai

    Buông lời khẳng khái ta là giỏi
    Biết sống không ngu phải vậy không …???
    “Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
    Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” (*)

    (*) 2 câu cuối của nhà thơ Bạch Vân Cư Sĩ

    NTKH CT5

    Biết sống …

    Biết sống bao trùm nhiều ý nghĩa
    Anh kia biết sống có hay không …???
    Còn tôi chẳng biết đành nhẩn nhịn
    Biết sống huyên thuyên phải vậy không …???

    Triết lý luôn là dao hai lưởi
    Nên đành nép lại đứng bên lề
    Thi nhân một cỏi đời giả tạm
    Được mất trôi lăn một kiếp về …

    NTKH CT5

    Kiếp Con Người

    Kẻ háo danh hay tung lý lẻ
    Người xuyên thấu lặng lẻ nhìn theo
    Qua đi mấy chục năm rồi nhỉ … ???
    Thấu hiểu cang trường kiếp sống đeo …

    Thân đơn chí lớn đành mòn mỏi …
    Ấp ủ kinh luân thấm bụng dầy …
    Hết cả đời nhìn ra hối tiếc … ???
    Ai ai củng có lý tràn đầy ….

    Có dở hay do ta tự biết …
    Người quân tử hảo tự danh mờ
    Hư danh chớp nhoáng bay trong gió
    Kiếp sống còn là giấc ngủ mơ ….

    Hi … hi … NTKH CT5

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thương cô em gái trút tình hồng
      Gạt bỏ sân si kiếm suối trong
      Thế thái tranh đua vờ chẳng thấy
      Nhân tình nghiêng ngả giả như không
      Lời khen lời tặng lời vô thưởng
      Chữ phải chữ lầm chữ hư không
      Thiền tịnh đưa tâm vào cõi phúc
      Hiếu học mờ dần theo núi sông
      VTH

      Xóa
    2. Tìm dòng chãy

      Sân si chẳng giử thả xuôi dòng
      Cố nén buông lung với ý không
      Suối mát tìm dò chưa đến bến
      Trong veo gợn chút cảnh in lòng
      Nhân tình thế thái hư hao hết
      Tỉnh mộng ai kia có thấy không
      Tất cả nhìn vào thời cuộc lớn
      Đau lòng tiếc nối chuyện đã xong ...

      NTKH CT5

      Xóa
  10. Chào Kim Hoa chào các bạn, như tôi đã viết trong ý kiến về đề tài Hiệp đưa lên để thảo luận, tôi rất ngại lý luận vì học hành chẳng bao nhiêu, triết học mù tịt, ngoại ngữ chẳng biết, lãnh thổ Việt Nam chưa biết hết nói chi nước ngoài mà có cái nhìn xa trông rộng.Nhưng sự học liên quan tới tương lai những đứa cháu của mình nên cũng mạnh dạn góp lời .
    Theo tôi sự nghiệp giáo dục là quốc sách bất cứ quốc gia nào cũng xem đó là nền tảng xây dựng và phát triển đất nước .Nhưng người quyết định đường hướng không phải lúc nào cũng đúng, tôi còn nhớ vào thập niên 90 của thế kỷ trước Bộ Giáo Dục chủ trương cải cách chữ viết, các chữ b, h , l đều bỏ bụng, chữ n , m , p , t .. bỏ móc được hai ba năm gì đó chữ viết học sinh quá xấu và viết chậm , cuối cùng lại cải cách lại chữ viết cũ, đứa con đầu tôi học lớp 6 tôi phải rèn chữ viết lại cho cháu đúng một năm . Bây giờ Bộ đang quyết liệt với bệnh thành tích trong Giáo dục nhưng không hiểu với đội ngũ thầy cô tâm huyết cũng nhiều, nhưng đội ngũ đức kém tài mọn không ít liệu có thực hiện được không ?
    Chúng ta hiện có đội ngũ trí thức đông đảo với học vị TS, học hàm GS, phó GS trong đó có những vị có cống hiến nhiều mặt cho đất nước, nhưng cũng có những vị phát biểu trên trời dưới đất có những công trình nghiên cứu để lấy tiền rồi xếp xó , chẳng trách gì nước ta vẫn còn nghèo khi mà trí thức thật bị đánh đồng với trí thức dỏm .
    Hiện nay Nhà nước đang chủ trương xã hội hóa giáo dục, liệu các tổ chức và cá nhân trong xã hội đã chung tay cho sư nghiệp giáo dục hay chưa, hay xem giáo dục cũng là mảng kinh doanh kiếm tiền .
    Là người dân ai lại chẳng yêu đất nước mình sống, chẳng muốn con cháu mình có tương lai sáng lạn trong đất nước phồn vinh,nên mong Kim Hoa và các bạn hiểu cho chỉ là một chút trăn trở suy tư chớ dám lý luân gì đâu .

    Trả lờiXóa
  11. Xin được gói ghém nỗi lòng các bạn qua bài thơ
    DÂN TÔI HIẾU HỌC
    Dân tôi hiếu học thấy mà thương
    Kẻ đón, người đưa kín lối đường
    Mẹ mơ con giỏi ngời khu xóm
    Thầy hứa cháu tài rạng biển đông
    Cây con ít lá bồi thêm thuốc
    Cành nhỏ không hoa tháp ny lông
    Càng tháp, càng bồi, cây càng cỗi
    Chạy thầy, chạy thuốc cũng như không..

    Trả lờiXóa
  12. Ngán ngẫm cái hiếu học

    Hiếu học dân tôi chán ngán thay
    Tranh giành thứ điểm để lên ngôi
    Quên tài trí thức kia là thật
    Chẳng hiểu ngu si bởi tại gì ... ???
    Thực chất trong đầu luôn rổng toét
    Đồng tiền lực bẫy quá tinh vi
    Vô tình bóp chết tài năng trẻ
    Đẩy nước nhà vào thế vậy thôi ...

    NTKH CT5

    Trả lờiXóa
  13. Hiếu học dân tôi đứng nhất rồi
    Con về xin mẹ học thêm thôi
    Thầy cô phụ đạo con không học
    Con thấy thầy nhìn hãi lắm ôi!

    Hiếu học dân tôi đứng nhất rồi
    Chuyên tu tại chức phải học thôi
    Đem về bằng cấp ông khoe mẽ
    Chúng nó nhìn ông phải phục thôi!

    Hiếu học dân tôi đứng nhất rồi
    Giáo sư Tiến sĩ quá nhiều thôi
    Các ngài còn bận bao việc lớn
    Dân nghèo chỉ chuyện cỏn con thôi!

    Hiếu học dân tôi đứng nhất rồi
    Nhà nước hô hào mãi miết thôi
    Thầy cô mở lớp đua nhau dạy
    Cha mẹ chạy tiền toát mồ hôi!

    Ước gì hiếu học bớt chút thôi
    Hè về con trẻ được vui chơi
    Yêu trường mến lớp mà đi học
    Cố học mai sau để giúp đời .

    Trả lờiXóa
  14. Tình cờ đọc lại cuốn Tuấn, Chàng Trai Nước Việt của Nguyễn Vỹ tôi cứ ngờ ngợ như mình đang sống những năm 1940s. Anh chàng nhà quê mới học chữ Pháp đã loè bà con mình đang học trường Maison L'Eau (Masion=Nhà, L'Eau=Nước). Anh ta sau đó làm thư ký cho ông Tây, hành hạ bà con mình và ghét cay, ghét đắng Tuấn, người có thực học đang cố giúp bà con. Buồn qúa viết vội mấy hàng..

    Bảy mươi năm qua rồi,
    Ba mươi năm không chinh chiến..
    Dân ta tiến?
    Dân ta lùi?
    Dân ta tám mươi triệu học đòi đứng nhất
    Mà ứng xử vẫn còn của tri thức bốn mươi!
    NSW (No Star Where)

    Trả lờiXóa