Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ra ngày 9/12/2012 có bài viết "Muốn con thành đại bàng, phải hất chúng xuống vực" để nói lên phương cách phải làm thế nào “sống sót” trong một thế giới có quá nhiều “đồ chơi”. Tôi xin được trích một đoạn sau đây:
Đại bàng con khi đã đủ lớn thường được chim mẹ dẫn đến những hẻm vực sâu. Bài học bay đầu tiên là cú hất của chim mẹ để những đôi cánh bé nhỏ phải đập liên hồi chống chọi lại những cú rơi tự do xuống vực thẳm. 20% đại bàng con đã chết do không vượt qua được thử thách này, nhưng mỗi năm đại bàng mẹ vẫn đẩy con mình xuống những hẻm núi. Không vượt qua được những cú đập cánh đầu đời, đại bàng con không thể trở thành biểu tượng của sự dũng mãnh mà chúng ta đang thấy ngày nay. Đó là sự thật về những con đại bàng - loài vật kiêu hãnh, luôn ngự trên những đỉnh núi cheo leo, khắc nghiệt gió và tuyết.
Khi tôi kể chuyện đó cho một anh bạn, anh ta cười nói rằng chỉ có thằng điên mới hất con xuống vực! Tôi không nghĩ anh ta sai ở đây nhưng anh ta sai khi kỳ vọng con mình sẽ là đại bàng. Anh không chịu cho con làm chim sẻ nhưng anh đã bao bọc cho con tất cả từ bé đến nay. Bây giờ cháu đã trên hai mươi tuổi nhưng vẫn được bao bọc ấm êm. Ngay chính anh ta, buồn phiền vì không leo được đến đỉnh mơ ước nhưng chẳng bao giờ dám dấn thân...
Chỉ còn vài ngày nữa là hết năm. Ở phương Tây người ta tổng kết, rút tiả kinh nghiệm cho toàn năm và chọn mục tiêu cho năm mới. Chúng ta cũng nên nhìn lại và tự xét mình và con mình đã là đại bàng chưa? Nếu chưa, mình có dám làm đại bàng - kiêu hãnh, luôn ngự trên những đỉnh núi cheo leo, khắc nghiệt gió và tuyết - đó không? Từ đó, chọn cho năm mới một quyết tâm mới đúng với mình và con mình. Phải không bạn?
VTH
Tôi nghĩ ai chẳng muốn con mình là cánh chim đại bàng vững vàng trước phong ba bão tố cuộc đời, sống có ích cho nòi giống. Nhưng đâu phải ai cũng nuôi dạy con mình đúng cách .
Trả lờiXóaChưa được sống ở xã hội phương Tây, nhưng qua sách báo được biết nhà trường và gia đình giáo dục tính tự lập cho đứa trẻ ngay từ nhỏ. Nên việc con các gia đình giàu có đi làm thêm ngoài giờ học để tự trang trải cho chi tiêu là chuyện bình thường và khi trưởng thành không phải cha mẹ nào cũng dồn hết tài sản cho con cái,nên ít có sự ỷ lại của con cái vào giàu có của cha mẹ.
Còn chúng ta thì sao, con trẻ được ôm ẵm bảo bọc đến mức tạo cho con mình tính ích kỷ và ỷ lại vào cha mẹ.Còn bé thì món gì ngon nhất được dành cho, đứa bé bất cẩn va vào ghế, té xuống đất thì cái ghế mặt đất bị la còn đứa bé không có lỗi.Lớn lên một tí con cái những gia đình có điều kiện,được cha mẹ cho sống trong đẳng cấp giàu có của mình, khi trưởng thành được cha mẹ dồn tài sản cả đời vất vả hoặc lợi dụng chức quyền vơ vét để tạo cơ ngơi và việc làm cho.
Sai lầm của một số bậc làm cha mẹ thay vì nuôi dạy con mình thành những cánh chim đại bàng sãi cánh trên những thao nguyên bao la, lại biến con mình thành những chú gà công nghiệp được nuôi trong trại.
Nói thì dễ ,nhưng để thực hiện được không dễ chút nào .Biết là như thế nhưng không phải ai, cũng làm được .Lời nói đôi khi không đi đôi với việc làm
Trả lờiXóaNgười Việt ta thường thích cái tình, bất kể cái lý. Vì vậy, mình hay có cái hạnh phúc trước mặt và sẵn sàng quên đi những hậu quả lâu dài. Cuối cùng nhìn lại ta thua kém người..
XóaCứ nhìn lịch sử thì thấy. Các đấng tiên vương xông pha đầu tên mũi đạn giành lấy ngai vàng đều là những vì vua giỏi. Ngược lại, con cháu họ hầu hết yếu kém, nhiều người còn tệ hại nưã là khác chỉ vì được nuông chiều. Rốt cuộc, không phải chỉ con cháu họ mà toàn dân ta nghèo đói, ngu dốt.
Có lẽ ta nên suy nghĩ lại. Hãy nhìn cái lý mà xử cái tình.
Mẹ không là đại bàng
Trả lờiXóaQuắp con lên đỉnh núi
Mẹ cũng vẫn không vội
Mãi ấp ủ đời con
Con ơi, hãy ngủ ngon
Êm ấm trong lòng mẹ
Mơ thật nhiều con nhé...
Nhân dịp đầu năm thân chúc các anh chị vui vẻ hạnh phúc !
Trả lờiXóaĐọc các bài viết của các anh chị mình cảm nhận được rất nhiều tâm tư và ước vọng các anh chị đã gởi gắm .Mình xin đóng góp một vài ý .
Theo mình nghĩ cái gốc của mọi sai lầm dẩn tới các hậu quả tệ hại của từng cá nhân hay cả một cộng đồng xã hội (Một đất nước )là sự thiếu hiểu biết -nhà phật gọi là si mê mà ra cả .
Nhìn vào lịch sử kim cổ,Đông Tây chúng ta đều thấy các dân tộc nhược tiểu do thiếu hiểu biết đều bị các nước lớn lợi dụng ,kích động để làm công cụ cho họ ;để rồi nồi da nấu thịt.Tất cả hình như bị lừa gạt giống như đứa trẻ con để rồi anh em ,cha con một nhà lại lao vào đâm chém bắn giết nhau cho những mục địch ngoại bang đặt ra và lèo lái .để rồi khi nhận ra thì đã muộn .
Thân chào các anh chị !
PC
Cảm ơn anh Chơn đã nói lên một sự thật mà ít ai dám nói. Tôi chợt nhớ câu nói của cụ Phan Chu Trinh: "Hãy nâng cao dân trí để có độc lập, tự do". Hôm nay chúng ta có độc lập, tự do nhưng lại yếu ớt cũng vì dân trí chưa cao. Hãy cùng nhau nâng cao dân trí để giữ độc lập, tự do của chúng ta.
Xóa