Hôm nay Nhạc sĩ Phạm Duy được gia đình đưa về công viên nghĩa trang Bình Dương an táng.
Từ ngày 27 tháng một, đọc tin Nhạc sĩ Pham Duy qua đời trên báo, mặc dù ông qua đời ở tuổi 93 như vậy là hợp lẽ tự nhiên của Tạo hóa. Nhưng tiếc đất nước mất đi một tài năng, một người yêu nước, sống chết cho quê hương, dù tuổi cao nhưng còn minh mẫn.
Tôi nhớ năm 1966 tôi học lớp Nhì ở trường làng ở Xuyên Thu ,Đức Dục Quảng Nam, tất cả học sinh chúng tôi được tập hát bài Việt Nam Việt Nam, của Nhạc Sĩ Phạm Duy, tôi và bạn bè tập hát một cách hào hứng say mê. Thật lòng mà nói lúc đó tôi không nhớ tên tác giả, nhưng lời bài hát nhớ rất lâu và mỗi lần nghe hát lòng dâng lên cãm xúc khó tả trong lòng . Sau đó lớn lên nghe thêm các bản nhạc khác của Ông, đa số tạo cho tôi những cãm xúc buồn vui , suy tư trong cuộc sống.
Năm 2005,qua báo chí tôi được biết sau thời gian dài sống ở Hoa Kỳ, ông quyết định về sống ở Sài Gòn và xin lại Quốc tịch Việt Nam, quyết định đó làm tôi thêm kính phục cái Tâm và cái Tầm của Ông , tôi nghĩ không phải ông hài lòng với tất cả mọi việc đang diễn ra trên quê hương, nhưng để có thể góp sức xây dựng đất nước ông phải về sống với đất nước mà cả đời ông yêu quý . Tôi mong rằng những nhạc phẫm Việt Nam, Việt Nam, Tôi yêu tiêng nước tôi, Trường ca Con đường cái quan . ..sẽ được phổ biến để góp phần làm cho Viêt Nam tự hào và yêu đất nước mình hơn sống có tình với những người Đồng bào ruột thịt của mình, sống có trách nhiệm với đất nước.
Tôi không rành về âm nhạc, tầm nhìn sự hiểu biết chẳng bao nhiêu, nhưng với tình cãm của mình dành cho Nhac sĩ Phạm Duy tôi viết đôi dòng cãm xúc gọi là tiển biệt Nhạc sĩ về an nghĩ nơi lòng đất mẹ.
N Đ H
Những năm 70-71 trên tivi có chương trình đất nước mến yêu nói về cảnh dẹp và con người Việt Nam. Nhạc nền của chương trình ấy là bài " Tình Hoài Hương " của nhạc sĩ Phạm Duy với tiếng hát Thái Thanh. Tuy năm đó tôi mới 11,12 tuổi nhưng lời bài hát và cách diễn đạt của ca sĩ đã ghi vào lòng tôi một dấu ấn khó phai mờ.
Trả lờiXóaCuối năm 1967 tôi chuyển về trường Tiểu Học Phan Văn Trị, cũng như bao lớp nhì khác sau bài Quốc Ca thì bài " Việt Nam Việt Nam " được tập hát để tất cả học sinh hát chung mỗi khi sinh hoạt dưới sân trường.
Sau bao năm lưu lạc xa quê, ngày ông trở về đã làm ấm lòng những người ở lại. Có những người đi và sẽ có những người về như ông. Cám ơn ông, nhạc sĩ Phạm Duy.
Phạm Duy đã để lại cả một gia tài đồ sộ cho nền âm nhạc nước nhà. Cho đến hôm nay tôi vẫn xúc động khi nghe câu dạo đầu của Phạm Duy trong bài Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi... Tôi tin rằng ông đã trở về Việt Nam cũng chỉ để nói câu đó. Giờ thì ông đã hoàn tất ước mơ của mình. Có lẽ anh Hầu đúng khi viết rằng ông có tầm nhìn. Xin ngả đầu trước tấm lòng và tầm nhìn của ông đối với quê hương.
Trả lờiXóa