Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

THĂM BẠN

Nghe bạn ốm đau tớ ghé nhà
Một mình lủi thủi vợ con xa
Tô cơm chén cháo không người nấu
Lọ thuốc chai thang chẳng kẻ hòa
Câu thơ họ Cóc đành im gác
Tiếng thở nhà Gà lại hắt ra
Thương nhau cũng chỉ lời khuyên nhủ
Cố ăn gắng ngủ dưỡng tuổi già
VTH

10 nhận xét:

  1. Bốn giờ chiều nay vợ chồng Hiệp ghé thăm, còn đem cho mình tô cháo. Chỉ chuyện trò được một lát lại vội vả ra về, vì nhà Hiệp cách nhà mình 1 giờ đi xe gắn máy.Thật cảm động không biết nói gì hơn ngoài sự thấm thía tình cảm bạn bè dành cho nhau.

    Trả lờiXóa
  2. Chúc bạn hiền mau lành bệnh nghen.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn bạn, chúc bạn và gia đình sức khỏe hạnh phúc. Thân

    Trả lờiXóa
  4. Thứ hai rồi mình ghé thăm Chi Đàm. Anh Tiến, chồng Chi Đàm, đang xả trị nên mất sức, người gầy đét nhưng nói chuyện vui vẻ, đầy tin yêu nhựa sống. Chi Đàm như các bạn thấy vẫn trẻ trung, yêu đời, tận tụy lo cho chồng. Không biết ngày mai sẽ ra sao nhưng mình thấy được hạnh phúc hôm nay cả hai đang có, đầy ắp nữa là khác. Mình chúc mừng cho hạnh phúc của hai người và mến phục vợ chồng Chi Đàm. Hai bạn có sức mạnh trong nhau để vượt qua khó khăn.

    Tối đó mình lại đến chia buồn với ba gia đình khác ở quê, chết vì tai nạn giao thông! Nhìn cảnh ba đám tang cách sau mươi mét trong khu xóm mà đau lòng. Nghĩ mà buồn... Theo thống kê, mỗi tháng Việt Nam có 1000 người chết vì đụng xe. Mạng người sao dân mình coi rẻ thế? Hai cuộc viếng thăm cho mình hai cảm nhận khác nhau.

    Trả lờiXóa
  5. Trân trọng những gì mình có hôm nay để ngày mai không nói lời hối tiếc phải không anh ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, Lan ạ. Cuộc đời không ai giống ai và hay dở đều có hai mặt. Mình nên nhìn cái tích cực để sống cho trọn vẹn và để có sức mạnh vươn tới cho ngày mai. Vả lại, mình không quí, không trân trọng cái mình có thì lấy ai quí, trân trọng cái đó cho mình, phải không?

      Xóa
    2. Tình yêu đó chúng mình hai đứa
      Vẫn mặn nồng truyền lửa cho nhau
      Cuộc đời dẫu mấy thương đau
      Gian nan chẩng ngại bước cao ngẩng đầu

      Xóa
  6. Mình vừa đọc một bài về GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG Trong tạp chí Kiến thức ngày nay thấy hay hay, xin đăng lại để các bạn suy ngẫm

    Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thé nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo. "Đây là cách để dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình" -người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình. Sau khi ở lại và tìm hiểu cuộc sống ở đây, họ trở về nhà. Trên đường về người cha nhìn con trai mỉm cười :
    -Chuyến đi như thế nào hả con ?
    -Thật tuyệt vời bố ạ !
    -Con đã thấy những người nghèo sống như thế nào rồi đấy!
    -Dạ Vâng.
    -Thế con rút ra dược điều gì từ chuyến đi này ?
    -Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi, họ lại có con sông dài bất tận. Chúng ta phải đưa những chiếc đèn lồng vào vườn họ lại có những ngôi sao lấp lánh về đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân, họ thì có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sống, họ có những cánh đồng trải dài.Chúng ta mua thực phẩm.họ trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ chung quanh, còn họ có những người láng giềng che chở cho nhau.
    Đến đây người cha không nói gì cả.
    -Bố ơi, con biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.

    Rất nhiều khi chúng ta quên mất những gì mình đang có và luôn đòi hỏi những thứ quá tầm tay. Cũng có những thứ không có giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó phụ thuộc vào cách nhìn, đánh giá và hoàn cảnh của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng,chờ đợi những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù chúng rất nhỏ nhoi.

    Mình đăng lại để các bạn có cái để đọc. còn mình khỏi quên cách đánh chữ trên bàn phím . Thân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng có cảm nhận như vậy khi ghé thăm Chi Đàm. Hai người thật hạnh phúc. Họ biết trân trọng những gì mình có hôm nay để ngày mai không nói lời hối tiếc. Rật nhiều cặp mơ ước chỉ có những phút giây đó cho nhau.

      Xóa