Nếu chỉ là một thương hiệu thì không có gì đáng nói nhưng đây là một thương hiệu sẽ được đặt tên cho thị trấn Buford của Mỹ mà doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã mua lại năm ngoái. Thị trấn này chỉ có một cửa hàng xăng dầu và nó sẽ được biến thành trung tâm giới thiệu cà phê siêu sạch Phindeli. Ông chủ cũ, Don Sammons, sẽ là đại sứ cho cửa hàng.
Ông Phạm Đình Nguyên đã mua Buford gần một triệu đô và theo tính toán của ông số tiền đó quá rẻ để có một thị trấn quảng cáo, trưng bày, phân phối sản phẩm. Thật vậy, để có một trang quảng cáo trên New York Times bạn phải mất ít nhất nửa triệu đô. Quảng cáo trên truyền hình còn mắc hơn. Ngay cả chuyện ông Nguyên là người Việt mà dám mua thị trấn Buford của Mỹ đã nổi đình nổi đám trên mạng. Hôm nay việc ông đổi tên từ Buford qua Phindeli - tên rất Mỹ - sẽ quảng cáo tiếp cho thương hiệu.
Theo tôi, đây là phương cách Mỹ hóa sản phẩm Việt để xâm nhập thị trường của Mỹ. Đương nhiên, cạnh tranh với các đối thủ cỡ Star Buck không dễ nhưng với chiêu đầu tiên đầy sáng tạo này chúng ta có thể tin rằng cà phê PHINDELI đã có đất trụ. Vấn đề chỉ còn là quảng bá và phát triển sản phẩm. Dĩ nhiên, đây mới là khởi đầu của một con đường dài đầy khốc liệt. Dẫu sao, nó cũng nói lên bản lĩnh của doanh nhân Việt hôm nay. Họ dám nghĩ, dám làm và họ xứng đáng thành công. Các bạn nghĩ gì về cách làm này của ông Phạm Đình Nguyên?
VTH
Doanh nhân Việt Nam mua thương hiệu
Trả lờiXóaKinh doanh mở rộng khắp năm châu
Chúc phúc cho người thêm phát đạt
Thương trường đẩy mạnh tiếng hàng đầu
Mới nghe qua giới thiệu ĐE LI
Lại thêm dẩn chứng cà phê chi
Tưởng rằng cà phê ghép chữ Việt
PHINDELI nghĩa là " phin để ly ... "
he ... he ... vui nhỉ ...
Thương hiệu phin-đe-li là của Việt Nam và logo được chọn là tuyên ngôn cho cà phê tuyệt hảo. Thống lĩnh thị trường cà phê Hoa Kỳ vẫn là một ước mơ cho các doanh nhân Việt. Cà phê Trung Nguyên đã từng xâm nhập nhưng chưa có gì bứt phả. Hy vọng lần này "phin để ly" sẽ mở một trang mới trong cuộc chiến giành thương hiệu của chúng ta
Trả lờiXóa