Nghĩ gì, viết gì cho năm mới? |
Cái tại sao ấy đã được nhiều người phân tích: kẻ đổ lỗi cho cơ chế, người đổ lỗi cho chiến tranh. Điều này có đúng nhưng ít ai chịu nghĩ cơ chế hay chiến tranh cũng từ con người. Có ai đó sẽ chụp lấy câu này mà đổ cho con người đây là lãnh đạo và rằng tất cả là do lãnh đạo ngu dốt. Nếu nói lãnh đạo ngu dốt, tôi e rằng người dân còn ngu dốt hơn. Chẳng phải người dân đã trực tiếp hay gián tiếp đưa họ lên sao? Sẽ có người cãi rằng lãnh đạo dốt nát nhưng thủ đoạn hơn, tàn độc hơn. Đấy là cãi cối. Chẳng có lãnh đạo nào không thủ đoạn và thiếu tàn độc. So tài trí lãnh đạo ở nơi khác, lãnh đạo ta có thể thua kém nhưng so với người dân nơi đây họ vẫn hơn và đã giành lấy quyền lãnh đạo. Thực vậy, ở đất nước mù, chột làm vua!
Điều đáng nói là cái mù của đất nước đã trải qua nhiều thế kỷ chứ không vỏn vẹn trong vài thập kỷ. Giở lịch sử để thấy trong hai mươi thế kỷ qua dân ta chỉ có khoảng năm thế kỷ độc lập, yên bình. Một năm làm, bốn năm phá lấy gì nước không nghèo, dân không dốt?
Viết ra để thấy những tranh cãi về lãnh đạo Việt Nam mà một số người, đặc biệt là những 'tinh hoa' hải ngoại, đang đòi đạp đổ là vô ích và vô trách nhiệm. Họ đã quên lịch sử rồi chăng? Họ đã cố tình bỏ quên thực tế đau thương của dân tộc với bao năm xã hội triền miên khói lửa, lòng người phân hướng đã đưa đất nước từ nghèo đến đói, xã hội từ thoái đến suy.
Để các bạn dễ chiêm nghiệm, tôi xin được giới thiệu tấm hình chụp gia đình Ngô Đình Khả, quan thượng thư của triều đình nhà Nguyễn cách đây chỉ hơn một trăm năm.
Hình chụp gia đình thượng thư Ngô Đình Khả |
Đúng như lời bạn Việt Trúc đã viết: con người thế nào sẽ tạo ra xã hội thế ấy và ngược lại xã hội thế nào sẽ tạo ra con người thế ấy. Muốn đất nước không có vua chột, nhân dân phải không mù! Hãy mở mắt ra học và đừng đổ lỗi cho ai hết ngoài cái mù lòa của chính chúng ta. Cũng đừng quên rằng dân Việt không một ngày biến thành mù và không thể một ngày hết mù.
VTH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét