Ban Tổ Chức Hội Ngộ 2013 tại Nam Cali thông báo quỹ còn dư một số tiền muốn gửi về giúp các thày cô, nhân viên và cựu học sinh Cao Thắng có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, ngày 24/07 vừa qua một buổi họp với sự tham dự của thầy Trần Phát Lạc cùng anh em đại diện các khóa gồm:
- Nguyễn Tấn Hưng (61-68) chủ trì buổi họp.
- Nguyễn Xuân Hưởng (54-61)
- Nguyễn Kiên Trung (56-63)
- Đặng Vĩnh Bữu (60-67)
- Trẩn Tỷ, Nguyễn Hồng Vân, Lê Thành Tài, Phạm Kinh Doanh (62-69)
- Nguyễn Thanh Toàn (65-70)
- Nguyễn Quang Minh (66-71)
- Đinh Tự Hoàng (67-72)
- Lê Quốc Thống, Nguyễn Lê Sơn (68-73)
- Huỳnh Tấn Lộc, Nguyễn Võ Văn (69-74)
- Trần Đình Đức, Đỗ Thọ Bình, Nguyển Thanh Nam (70-75)
- Nguyễn văn Hiếu, Võ Minh Thiện (71-76)
- Hai cô: Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Thoại Vân (74-76)
Buổi họp đã thống nhất:
1. Danh sách đề nghị các trường hợp cấp bách cần sự tương trợ tức thời của một số thầy và các đồng môn. Danh sách này sẽ được anh Tấn Hưng gởi đến BTC Hôi Ngộ 2013 tại Hoa Kỳ.
2. Số tiền tương trợ sẽ được xuất từ quỹ tại Hoa Kỳ và chuyển trực tiếp đến các địa chỉ nêu trong danh sách.
Do buổi họp không có được đại diện tất cả các khóa, danh sách đề nghị có thể còn thiếu xót một vài trường hợp. Nếu các bạn biết ai đó cần tương trợ xin hãy liên lạc gấp với:
Nguyễn Tấn Hưng
Email: tanhung6168@yahoo.com.vn
Đt: 0933 277 335
để kịp bổ sung vào danh sách.
Nhân dịp này tôi xin mạn phép thay mặt anh em cựu học sinh trong nước thành thật cảm ơn nhã ý tương trợ của quý thầy cô và đồng môn hải ngoại.
VTH
Nơi chúng mình trao nhau những kỷ niệm dấu yêu tưởng chừng như đã mất...
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013
YÊU VÀ CHẾT TRÊN ĐẤT VIỆT
Ai nói già hết yêu? Robert Podunavac là người Mỹ, chuyên gia phần mềm của một cơ quan thiết lập bản đồ các vùng biển thế giới. Ông có hơn 40 năm rảo khắp các châu lục. Năm 2001 ông đến Việt Nam, gặp và yêu cô giáo Việt. Ông theo cô về quê để xin hỏi cưới theo thông lệ dân ta và nhận ra rằng miền đất này có quá nhiều để ông yêu. Càng ngày ông càng yêu đất Việt, phong tục và người dân Việt. Ông xin được định cư và chết tại Việt Nam!
Từng có hai đời vợ, vợ đầu là người Hàn Quốc khi ông tòng sự ở đó và người vợ sau là cảnh sát Mỹ. Công việc tất bật, một tháng họ gặp một lần, hẹn nhau ở quán rượu nào đó. Cha mẹ, anh ruột của bà vợ bị ung thư. Bà đau khổ, muốn tìm cái chết. Thương quá, ông cưới. Bà ta bỗng đổ bệnh nghiện rượu, say liên tục, khắp nhà chỗ nào cũng có vỏ Whisky. Ông đem giấu, bà lại đem cất vào tủ quần áo. Can không được, ông đành ly dị.
Qua Việt Nam ông gặp gia sư tiếng Việt, Lư Hà Thy Nhơn, tại Sài Gòn. Ông yêu bởi cô là giáo viên, thông minh, đời nhiều uẩn khúc nhưng rất chân thành. Cô có một đời chồng với ba đứa con. Vì khó khăn nuôi con ăn học ở quê, cô lên Sài Gòn kiếm sống. Cô không muốn tái giá nhưng Robert theo đuổi cô quá. Để thử lòng, cô đòi Robert về quê xin cha mẹ hỏi cưới và để Robert thấy cảnh khổ của dân quê, phong tục khắt khe của làng và nhất là gánh nặng ba đứa con.
Trái với suy nghĩ của cô, về quê ở Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam Robert càng yêu cô hơn vì mảnh đất, tình người, nếp nhà, quê thói! Ông mua sắm dụng cụ cho dân làng, cuốc đất, cày ruộng với họ. Ông mê chùa, bái lạy còn hơn cả cô. Ông chuộc lại mảnh đất mà mẹ cô đã bán vì túng thiếu, xây nhà, trồng lúa, nuôi gà vịt trên đó. Ông chu cấp cho mẹ con cô. Có lẽ yêu người thì mến đất nhưng cô không còn lý do gì để từ chối tình yêu mãnh liệt của Robert. Họ cưới nhau khi Robert đã 73 tuổi, cô 41.
“Tôi đi nhiều nước, nhưng thích nhất người Việt Nam vì họ quá thân thiện. Vùng đất Tam Lãnh này quá yên bình, cây xanh nhiều. Tôi thích”. Ông trầm ngâm rồi nói tiếp rằng, ở Mỹ ông không có vợ con, lại là con út trong gia đình. Anh chị ông đã chết hết. Nếu ông chết, ai là người an ủi linh hồn ông khi con cháu ông không bao giờ nghĩ đến chuyện đó? Lại nữa, ở bên đó, chết là thiêu, đổ biển, ai giàu có thì mua đất chôn nhưng có thời hạn. Ông thì thích có mồ mả! (*)
Cô Nhơn đã xây sẵn mộ cho ông. Ông rất xúc động: “Tôi đến đây, thành người thân trong nhà Nhơn, cả bây giờ lẫn khi chết, gởi thân xác cho gia đình Nhơn, tôi thấy tự tin và ấm áp. Tôi đã chuẩn bị hành trình khi nhắm mắt yên thân”. Khi được hỏi “Người phụ nữ này có vai trò gì với ông ?”, ông nhìn cô tràn ngập yêu thương: “Mở mắt ra, nhìn thấy Nhơn là tôi vui, đặt hết hi vọng ở em. Có em, tôi không lo gì cả. Tôi đã hai lần cưới rồi, dự định sẽ không bao giờ lặp lại nữa, nhưng khi gặp em, mọi suy tính không ngờ đổ vỡ tan tành. Đời, ba lần thì thôi, như người Việt hay nói, phải không?”(*).
Ước mơ của ông già Robert đơn giản chỉ là được yêu và chết tại Việt Nam!
VTH
* Tư liệu trích từ Báo Việt
Xin được định cư và chết ở Việt Nam |
Từng có hai đời vợ, vợ đầu là người Hàn Quốc khi ông tòng sự ở đó và người vợ sau là cảnh sát Mỹ. Công việc tất bật, một tháng họ gặp một lần, hẹn nhau ở quán rượu nào đó. Cha mẹ, anh ruột của bà vợ bị ung thư. Bà đau khổ, muốn tìm cái chết. Thương quá, ông cưới. Bà ta bỗng đổ bệnh nghiện rượu, say liên tục, khắp nhà chỗ nào cũng có vỏ Whisky. Ông đem giấu, bà lại đem cất vào tủ quần áo. Can không được, ông đành ly dị.
Qua Việt Nam ông gặp gia sư tiếng Việt, Lư Hà Thy Nhơn, tại Sài Gòn. Ông yêu bởi cô là giáo viên, thông minh, đời nhiều uẩn khúc nhưng rất chân thành. Cô có một đời chồng với ba đứa con. Vì khó khăn nuôi con ăn học ở quê, cô lên Sài Gòn kiếm sống. Cô không muốn tái giá nhưng Robert theo đuổi cô quá. Để thử lòng, cô đòi Robert về quê xin cha mẹ hỏi cưới và để Robert thấy cảnh khổ của dân quê, phong tục khắt khe của làng và nhất là gánh nặng ba đứa con.
Trái với suy nghĩ của cô, về quê ở Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam Robert càng yêu cô hơn vì mảnh đất, tình người, nếp nhà, quê thói! Ông mua sắm dụng cụ cho dân làng, cuốc đất, cày ruộng với họ. Ông mê chùa, bái lạy còn hơn cả cô. Ông chuộc lại mảnh đất mà mẹ cô đã bán vì túng thiếu, xây nhà, trồng lúa, nuôi gà vịt trên đó. Ông chu cấp cho mẹ con cô. Có lẽ yêu người thì mến đất nhưng cô không còn lý do gì để từ chối tình yêu mãnh liệt của Robert. Họ cưới nhau khi Robert đã 73 tuổi, cô 41.
Ước mơ được yêu và chết tại Việt Nam |
Ước mơ của ông già Robert đơn giản chỉ là được yêu và chết tại Việt Nam!
VTH
* Tư liệu trích từ Báo Việt
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013
VU LAN NHỚ MẸ
Hôm nay ngày Lễ Vu Lan
Con ngồi nhớ mẹ hai hàng lệ rơi
Mẹ không còn ở trên đời
Để con bên cạnh nghe lời yêu thương
Mẹ già một nắng hai sương
Nay đà siêu thoát Tây Phương lâu rồi
Nhưng sao lòng vẫn bồi hồi
Nhớ hình bóng mẹ chẳng ngơi tấc lòng
NĐH
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013
BẠN ĐẾN THĂM NHÀ
Khó khăn bận rộn không nề
Ngũ nương Cao Thắng tìm về thăm ta
Các nàng chẳng ngại đường xa
Tấm lòng bè bạn thật là thâm sâu
Tri âm cùng gặp với nhau
Một ngày sao chóng qua mau thế này
Luyến lưu khi phải chia tay
Lòng mong gặp lại một ngày không xa
NĐH
NĐH
Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013
HOÀI VỌNG
Ba mươi tám năm xưa
Trong căn phòng nhỏ
Chúng mình năm đứa
Nâng ly thề hứa
Sống chết bên nhau
Qua cuộc bể dâu
Nếu ai còn sống
Sẽ về lập ruộng
Đón người đến sau
Ba mươi tám năm sau
Chúng mình còn đó
Nhưng ước mơ xưa
Đã thành thiên cổ!
VTH
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013
NGƯỜI RỪNG
Chính quyền Quảng Ngãi vừa tìm thấy hai cha con 'người rừng' Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi) ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Được biết hai cha con đã sống 'tự cung tự cấp' gần bốn mươi năm trong rừng. Ông Hồ Văn Thanh từng là bộ đội chính quy quân khu 5 ở tây Quảng Ngãi. Ông xuất ngũ về với gia đình sau năm năm kháng chiến. Năm 1972, nhà ông bị trúng bom, người mẹ ruột và 2 con chết. Ông Thanh đem vợ về Trà Xinh sống và có thêm được hai con. Đau thương vì mất mát và nghi đứa con sau là con hoang, ông ôm con trai lớn là Hồ Văn Lang vào rừng. Từ đó cha con ông trở thành 'người con của đại ngàn'.
Hai cha con sống trong căn nhà treo và tự chế những vật dụng như búa rìu, nồi niêu từ những mảnh bom nhặt nhạnh trong chiến tranh.
Chuyện sống trong rừng bằng đó năm quả là kinh ngạc nhưng nỗi đau gặm nhắm ông Thanh mới là điều đáng suy nghĩ. Ông đã biến đau thương thành sức mạnh và nuôi lớn ước mơ cho con mình, Hồ Văn Lang, thành 'người rừng'. Ôi! Còn gì đau xót hơn?
VTH
Được biết hai cha con đã sống 'tự cung tự cấp' gần bốn mươi năm trong rừng. Ông Hồ Văn Thanh từng là bộ đội chính quy quân khu 5 ở tây Quảng Ngãi. Ông xuất ngũ về với gia đình sau năm năm kháng chiến. Năm 1972, nhà ông bị trúng bom, người mẹ ruột và 2 con chết. Ông Thanh đem vợ về Trà Xinh sống và có thêm được hai con. Đau thương vì mất mát và nghi đứa con sau là con hoang, ông ôm con trai lớn là Hồ Văn Lang vào rừng. Từ đó cha con ông trở thành 'người con của đại ngàn'.
Hai cha con sống trong căn nhà treo và tự chế những vật dụng như búa rìu, nồi niêu từ những mảnh bom nhặt nhạnh trong chiến tranh.
Chuyện sống trong rừng bằng đó năm quả là kinh ngạc nhưng nỗi đau gặm nhắm ông Thanh mới là điều đáng suy nghĩ. Ông đã biến đau thương thành sức mạnh và nuôi lớn ước mơ cho con mình, Hồ Văn Lang, thành 'người rừng'. Ôi! Còn gì đau xót hơn?
VTH
Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013
PHIN ĐE LI
Mới nghe cứ tưởng phim Delhi của Ấn Độ! Không, Phin Đe Li đây là PHINDELI, một thương hiệu cà phê Việt ghép từ hai chữ PHIN là phin cà phê và DELI là ngon tuyệt (delicious).
Nếu chỉ là một thương hiệu thì không có gì đáng nói nhưng đây là một thương hiệu sẽ được đặt tên cho thị trấn Buford của Mỹ mà doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã mua lại năm ngoái. Thị trấn này chỉ có một cửa hàng xăng dầu và nó sẽ được biến thành trung tâm giới thiệu cà phê siêu sạch Phindeli. Ông chủ cũ, Don Sammons, sẽ là đại sứ cho cửa hàng.
Ông Phạm Đình Nguyên đã mua Buford gần một triệu đô và theo tính toán của ông số tiền đó quá rẻ để có một thị trấn quảng cáo, trưng bày, phân phối sản phẩm. Thật vậy, để có một trang quảng cáo trên New York Times bạn phải mất ít nhất nửa triệu đô. Quảng cáo trên truyền hình còn mắc hơn. Ngay cả chuyện ông Nguyên là người Việt mà dám mua thị trấn Buford của Mỹ đã nổi đình nổi đám trên mạng. Hôm nay việc ông đổi tên từ Buford qua Phindeli - tên rất Mỹ - sẽ quảng cáo tiếp cho thương hiệu.
Theo tôi, đây là phương cách Mỹ hóa sản phẩm Việt để xâm nhập thị trường của Mỹ. Đương nhiên, cạnh tranh với các đối thủ cỡ Star Buck không dễ nhưng với chiêu đầu tiên đầy sáng tạo này chúng ta có thể tin rằng cà phê PHINDELI đã có đất trụ. Vấn đề chỉ còn là quảng bá và phát triển sản phẩm. Dĩ nhiên, đây mới là khởi đầu của một con đường dài đầy khốc liệt. Dẫu sao, nó cũng nói lên bản lĩnh của doanh nhân Việt hôm nay. Họ dám nghĩ, dám làm và họ xứng đáng thành công. Các bạn nghĩ gì về cách làm này của ông Phạm Đình Nguyên?
VTH
Nếu chỉ là một thương hiệu thì không có gì đáng nói nhưng đây là một thương hiệu sẽ được đặt tên cho thị trấn Buford của Mỹ mà doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã mua lại năm ngoái. Thị trấn này chỉ có một cửa hàng xăng dầu và nó sẽ được biến thành trung tâm giới thiệu cà phê siêu sạch Phindeli. Ông chủ cũ, Don Sammons, sẽ là đại sứ cho cửa hàng.
Ông Phạm Đình Nguyên đã mua Buford gần một triệu đô và theo tính toán của ông số tiền đó quá rẻ để có một thị trấn quảng cáo, trưng bày, phân phối sản phẩm. Thật vậy, để có một trang quảng cáo trên New York Times bạn phải mất ít nhất nửa triệu đô. Quảng cáo trên truyền hình còn mắc hơn. Ngay cả chuyện ông Nguyên là người Việt mà dám mua thị trấn Buford của Mỹ đã nổi đình nổi đám trên mạng. Hôm nay việc ông đổi tên từ Buford qua Phindeli - tên rất Mỹ - sẽ quảng cáo tiếp cho thương hiệu.
Theo tôi, đây là phương cách Mỹ hóa sản phẩm Việt để xâm nhập thị trường của Mỹ. Đương nhiên, cạnh tranh với các đối thủ cỡ Star Buck không dễ nhưng với chiêu đầu tiên đầy sáng tạo này chúng ta có thể tin rằng cà phê PHINDELI đã có đất trụ. Vấn đề chỉ còn là quảng bá và phát triển sản phẩm. Dĩ nhiên, đây mới là khởi đầu của một con đường dài đầy khốc liệt. Dẫu sao, nó cũng nói lên bản lĩnh của doanh nhân Việt hôm nay. Họ dám nghĩ, dám làm và họ xứng đáng thành công. Các bạn nghĩ gì về cách làm này của ông Phạm Đình Nguyên?
VTH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)