Dự định chỉ thêm một Nhận Xét sau TẢN MẠN CUỐI NĂM của Nguyễn Đình Hầu. Nhưng trang mạng gần đây nhiều lúc cứ treo, không thể thêm « đuôi » vào chỗ mình thích !
Tôi đã xem bài ký sự, đi kèm, trên Tuổi Trẻ Chúa Nhật vào thời điểm đăng bài (2005). Nay lục lại trên mạng sau khi xem bài viết của tiên sinh NĐH (không phải thầy Nhữ Đình Hùng đâu nha !)
Các bạn vào xem tuổi trẻ online, gõ « Đời lái tàu » trong mục « Tìm kiếm », hoặc theo đường link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/73829/Doi-lai-tau.html
Bài đăng ngày 09/04/2005 có sơ lược về « .....chuyến tàu định mệnh » năm 1982, nhắc đến cái tên yểu mệnh « Trần Giao Chi » (tôi vẫn in trí là « Dao », không phải « Giao ». Các bạn xác nhận lại giúp !)
Khoảng giữa 1979 đến cuối 1980, đang NVQS, tôi đóng quân ở ga Trản Táo, trên ga Dầu Giây khoảng 40 km. Tôi không lạ với cung đường sắt này lúc đó vì đôi lúc cũng nhảy tàu cùng đồng đội lên Gia Huynh, Suối Kiết ........hoặc về Long Khánh, Dầu Giây,.....Bình Triệu. Việc «bứt ống hơi» để ngừng tàu chợ bát nháo lúc đó khá phổ biến (!)
Năm 1982 có nghe phong thanh vụ lật tàu này, nhưng lúc đó tôi đã xuất ngũ. Tiếc rằng thông tin thời đó …....chỉ loe ngoe vài tờ báo, dường như không chi tiết các tên tuổi kia (?), nên không biết có người bạn hiền vui tính, miệng hay cười, môi đỏ như son, tên và dáng như con gái …..ra đi nơi đó.
Khi Dao Chi ra đi, dường như vợ đang mang bầu (?)
Xém tròn 30 năm ! Con Dao Chi nay hẳn đã lớn …….
MQH
Tôi cũng chỉ biết tin này năm 2009. Nguyên liên toán phó lớp 10T4, Trần Dao Chi đã ra đi để lại bao thương nhớ ngậm ngùi. Tôi và có lẽ một số bạn vẫn áy náy vì không đốt được một nén nhang cho Chi. Tôi tự nghĩ áy náy, ngậm ngùi của mình có đủ hay không? Và làm sao để không phải áy náy, ngậm ngùi lần nữa? Biết thế chả lẽ chống mắt nhìn nhau? Hay các bạn Cao Thắng đã khác với những gì tôi biết?
Trả lờiXóaVTH